Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Bài 16 Luca 2:8-10: "ĐÊM THÁNH"


Luca 2.8-20
ĐÊM THÁNH
Phần giới thiệu: Thế giới nầy đã chứng kiến nhiều buổi tối kể từ khi Đức Chúa Trời đã dựng nên nó. Phần nhiều trong các đêm đó đã trôi qua mà chẳng có điều chi đáng nhớ diễn ra. Nhiều buổi tối khác đã nhìn thấy những thay đổi quan trọng trong lịch sử đã diễn ra.
                  Vào ngày 14 tháng 4 năm 1865, nước Mỹ đã cảm tạ đi ngủ khi cuộc chiến đẩm máu, lâu dài giữa các bang sau cùng đã kết thúc. Nước Mỹ đã thức dậy sáng hôm sau mới hay rằng Tổng thống Abraham Lincoln đã bị ám sát. Vào ngày 6 tháng 12 năm 1941, nước Mỹ lên giường ngủ sau khi nhìn thấy chiến tranh lan sang châu Á và châu Âu, rồi cảm tạ rằng, lần ấy nước Mỹ đã nằm ngoài cuộc xung đột. Họ thức giấc sáng hôm sau với những tin tức đáng kinh ngạc người Nhật đã tấn công Trân châu Cảng, và với ý thức rằng tránh né chiến tranh không còn là điều khả thi nữa. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1944, thế giới  lên giường ngủ với sự kinh ngạc khi Adolph Hitler và quân Phát xít của ông ta đã bị đánh bại và dân chúng ở châu Âu đã được giải phóng ra khỏi cái nắm đấm bằng thép của ông ta. Thế giới đã thức giấc qua ngày sau với tin tức cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh vào Normandy ở ngày D.
                  Những buổi tối tôi vừa nhắc đến đã mang lại nhiều thay đổi triệt để cho thế giới. Nhiều buổi tối khác trôi qua có những bối cảnh không thể tin được, và thế giới đã thất bại không hề chú ý. Một đêm như thế là buổi tối đã được phác họa trong phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta. Cái đêm mà Đức Chúa Jêsus Christ chào đời là một buổi tối bình thường nhìn theo quan điểm của con người. Những gã chăn chiên đang trông chừng bầy chiên. Dân chúng trong các làng mạc thị trấn của xứ Israel đã ngủ say sau một ngày dài mệt nhọc. Tại thành Jerusalem, thầy tế lễ thượng phẩm và nhiều người khác thuộc giáo quyền cũng phải đi ngủ như bao đêm khác. Vua Hêrốt chẳng có suy nghĩ gì về vương quốc của ông ta sắp bị xâm lược, và vị tân Vương kia sắp sửa được tỏ ra. Thế gian đã say giấc nồng không biết Đức Chúa Trời đang tiến hành công việc đời đời ngay ở giữa họ. Họ không biết rằng một Đấng Cứu Thế sắp ra đời tại thành Bếtlêhem.
                  Đêm Chúa Jêsus ra đời là một đêm bình thường có diện mạo giống như bao đêm khác. Tuy nhiên, những biến cố đã diễn ra trong đêm đó cho thấy nó không giống như bao đêm khác trong lịch sử của con người. Tôi muốn dành chút thì giờ xem xét lại những biến cố xảy ra trong đêm đó.
                  Cách đây nhiều năm, vào năm 1847, một nhà sáng tác có tên là Adolphe Adam đã viết ra những lời cho bài thánh ca rất hay đặt tên là Đêm Thánh. Câu đầu tiên đã được viết như sau:
Kìa, vùng trời đông,
ngôi sao Tin Lành soi sáng choang,
Con Trời tự hạ thành nhân giữa đêm kinh hoàng.
Vì lòng Ngài yêu nhân thế đắm chìm nơi bến mê,
Ra đời làm giá cao quí cứu chúng sinh về.
Bao năm cảnh đời  như giữa đêm ác tội khiếp kinh,
Hôm nay khắp trời trông rõ quang cảnh bình minh.
        Chúa sanh giờ đây,
đêm thánh vinh quang vui vẻ bấy!
        Đêm phước hạnh đấy, đêm bình hòa;
        đêm an ninh, đêm Chúa từ ái,
ấy đêm thần tử Giáng sinh.
                  Tôi muốn chúng ta nên lần trở lại với đêm thánh ấy khi Đấng Christ giáng sinh. Tôi muốn chúng ta xem xét lại đêm ấy một lần nữa. Bạn sẽ chẳng nghe điều chi mới hôm nay; bạn sẽ nghe kể lại một câu chuyện xưa thật là xưa thêm một lần nữa. Chúng ta hãy xem lại một lần nữa các biến cố trong đêm Giáng Sinh đầu tiên đó.
  I. MỘT ĐÊM CÓ NHỮNG SỨ ĐIỆP TRỌNG ĐẠI (câu 8-12).  
(Đọc phân đoạn Kinh Thánh gốc. Mấy gã chăn chiên đang lo công việc của họ, trông chừng bầy chiên, khi một thiên sứ rực rỡ hiện ra với một sứ điệp trọng đại).
A. Đặc điểm của sứ điệp (câu 10) – Thiên sứ nói cho mấy gã chăn chiên biết rằng Ngài đã đến từ trời để rao ra một sứ điệp nói tới những tin tức tốt lành sẽ tạo ra niềm vui mừng cả thể cho họ và cho cả thế gian. Thiên sứ nầy không đến với một sứ điệp nói tới sự phán xét. Ngài đã đến với một sứ điệp bình an.
Ngài đã đến rao ra một sứ điệp mà thế gian đã trông chờ muốn nghe thấy trong bốn trăm năm qua. Kể từ khi con người đã phạm tội trong vườn Êđen, thế gian đã than vản dưới sự rủa sả mà tội lỗi kia mang đến. Trở lại với cái ngày tối tăm đó, Đức Chúa Trời đã lập một lời hứa. Ngài đã hứa với Ađam và Êva rằng một ngày kia, một người nữ sẽ sanh một con trai và Con Trai ấy sẽ đánh bại quyền lực của tội lỗi và con rắn, Sáng thế ký 3.15. Thiên sứ nầy đã hiện ra để chia sẻ những tin tức tốt lành cho thấy lời hứa từ ngàn xưa của Đức Chúa Trời đã được ứng nghiệm!
B. Nội dung của sứ điệp (câu 11) – Khi thiên sứ tiếp tục rao ra sứ điệp của Ngài, Ngài nói cho mấy gã chăn chiên biết về sự ra đời của một con trẻ. Như Ngài đã phán, Ngài đã cung ứng cho con trẻ ba danh xưng. Ngài nói cho chúng ta biết rằng con trẻ sẽ là Đấng Cứu Thế, Christ và là Chúa. Ba danh xưng nầy rất là quan trọng vì chúng tỏ ra lai lịch và chức vụ của Con Trẻ tại thành Bếtlêhem.
1. Ngài được gọi là Đấng Cứu Thế – Ngài đã đến để cứu dân mình ra khỏi tội (Mathiơ 1.21). Con Trẻ nầy đã vào trong thế gian để phó mạng sống Ngài trên thập tự giá của người La mã hầu cho hạng tội nhân hư mất sẽ được cứu ra khỏi tội lỗi của họ. Ngài đã đến với thế gian nầy đặng chịu chết, Êsai  53.4-6.
2. Ngài được gọi là Christ“Christ” có nghĩa là Đấng chịu xức dầu. Danh xưng nầy xác định lai lịch con trẻ nầy là Đấng Mêsi của người Do thái mà họ đã trông đợi lâu nay. Ngài là Đấng sẽ làm ứng nghiệm tất cả những lời tiên tri trong Cựu Ước. Ngài là Đấng sẽ làm cho loài người được phục hòa lại với Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng mà mọi của lễ và các kiểu cách trong Cựu Ước đã chỉ ra.
3. Ngài được gọi là Chúa – Mấy gã chăn chiên đã được truyền cho biết về một con trẻ nằm trong máng cỏ, nhưng con trẻ ấy lại được xác nhận là Chúa. Danh xưng nầy phác họa Đấng đang nắm quyền tể trị. Ngài là Đấng Cứu Thế, nhưng Ngài cũng là Đấng Tối Cao. Bạn thấy đấy, con trẻ ấy đang nằm trong chiếc máng cỏ không phải là một đứa trẻ bình thường! Con trẻ đó hiển nhiên là Đức Chúa Trời trong xác thịt loài người, Giăng 1.1; 14; Philíp 2.5-8. Đấng Tạo Hóa đã trở nên một con người! Chúa vinh hiển đời đời đã bước ra khỏi cõi đời đời mà vào trong cõi thời gian.
(Minh họa: Chưa hề có một sứ điệp giống như sứ điệp nầy! Đây là một sứ điệp nói tới hy vọng, sự sống và sự cứu rỗi cho hết thảy những ai chịu tin theo sứ điệp đó!)
C. Điểm trái ngược trong sứ điệp (câu 12) – Mấy gã chăn chiên nầy được truyền cho biết họ sẽ thấy một Đấng Cứu Thế bọc bằng khăn và nằm trong một chiếcmáng cỏ. Khăn chắc chắn là những mãnh vải vụn đã được quấn quanh trẻ sơ sinh để cung ứng cho chúng sự ấm áp. Một chiếc máng cỏ là cái máng cho gia súc ăn.
                  Con trẻ đặc biệt nầy, Đức Chúa Trời ở trong xác thịt con người, Đấng Mêsi, Đấng Cứu Thế, Vua các vua, không chào đời trong một cung điện. Ngài chào đời trong sân sau của một quán trọ ồn ào, nặng mùi hôi thối. Ngài không được quấn bằng nhung như một vương tử; Ngài đã được quấn bằng những miếng dẻ rách áo xống của một con người bình thường.
                  Ngài đã bằng lòng gạt qua một bên mọi sự vinh hiển của Thiên Đàng rồi bước vào cõi thời gian với hình thể của một tôi tớ khiêm nhường (Philíp 2.5-8). Ngài đã tự làm cho mình trở nên nghèo để cho chúng ta, qua sự nghèo khó của Ngài, sẽ được nên giàu có (2 Cor. 8.9). Ngài biết rõ những gì là đau khổ; chẳng làm gì để cho mọi việc trong cuộc sống được tốt hơn; Ngài sống mỗi phút trong sự nương cậy vào Cha của Ngài tiếp trợ cho mọi nhu cần của mình (Mathiơ 8.20). Ngài đã làm như thế hầu cho Ngài đồng hóa với chúng ta khi chúng ta có một nhu cần (Hêbơrơ 4.15).
                  Chẳng có một sự trái ngược thực sự nào trong sứ điệp. Mọi sự đã diễn ra y như Đức Chúa Trời đã hoạch định nó phải xảy ra. Chúa Jêsus đã đến trong phương thức mà Ngài đã hoạch định để Ngài có thể đồng hóa với chúng ta. Ngài đến như Ngài đã đến để chúng ta có thể đồng hóa với Ngài. Tôi sẽ có một cơ hội dễ dàng tiếp cận với con trẻ nằm trong máng cỏ hơn là tôi đến với một vì Vua ngự trên ngai vàng!
II. MỘT ĐÊM CỦA CHỨC VỤ CÁ NHÂN (câu 8-11)
(Minh họa: Mấy gã chăn chiên trong vùng đối núi xứ Giu-đê đã thưởng thức thời điểm của chức vụ thiêng liêng, riêng tư trong đêm đó).
A. Ân điển trong chức vụ nầy (câu 8) – Có ân điển ở chỗ nầy vì đây là một sứ điệp được ban ra cho một nhóm người, họ là những kẻ bị ruồng bỏ trong xã hội của họ. Do nghề nghiệp của họ, mấy gã chăn chiên đã bị người Do thái xem là ô uế theo nghi thức. Công việc của họ đã ngăn trở họ không được tham dự đều đặn ở Đền Thờ, ở đó họ có thể được làm cho sạch. Kết quả là, mấy gã nầy đã bị coi là hạng thấp kém nhất trong hạng người thấp kém. Tuy nhiên, chính những người nầy đã nghe thấy những tin tức vui mừng ấy trước tiên. Chính những con người nầy đã nhận lãnh sứ điệp nói tới sự bình an từ thiên sứ của Đức Giêhôva.
                  Đúng là một hình ảnh của ân điển! Bất chấp quá khứ của một người, hay họ đã rơi vào chỗ thấp kém trong cuộc sống như thế nào, vẫn có hy vọng cho họ trong Chúa Jêsus.  Chúa chẳng xua đuổi một ai, song mời gọi hết thảy những ai sẽ chịu đến để gặp Ngài và được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời!  Bất chấp tình trạng của bạn trong cuộc sống, có một chỗ dành cho bạn trong tình yêu thương của Đức Chúa Trời. Đừng để cho tội lỗi nào, hay một hoàn cảnh nào đứng giữa bạn và Thiên Đàng. Hãy đến với Chúa Jêsus ngay hôm nay, vì Ngài sẽ không xua đuổi bạn đâu (Giăng 6.37).
B. Sự vinh hiển của chức vụ nầy (các câu 10-11) – Sự vinh hiển trong chức vụ nầy được thấy trong tính chất riêng tư của nó. Hãy chú ý, thiên sứ nói cho mấy gã chăn chiên biết rằng con trẻ nầy là Đấng sắp chào đời tại thành Bếtlêhem không những là cho cả thế gian, mà Ngài còn chào đời cho cả họ là những cá nhân nữa! Nguyện chúng ta đừng quên rằng sứ điệp của Lễ Giáng Sinh là một sứ điệp riêng tư! Bạn cần phải biết chắc rằng bạn đã được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời và bạn đang ở trong một mối quan hệ riêng tư với Đức Chúa Jêsus Christ! Ngài yêu thương bạn! Ngài đã chịu chết thay cho bạn! Ngài đã đến với bạn! Ngài muốn làm quen với bạn đấy! Chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời chỉ nói tới việc bạn đạt tới mức nhìn biết Chúa Jêsus theo một cách thức rất riêng tư! Bạn đã gặp Đức Chúa Jêsus Christ theo cách riêng chưa vậy?
C. Mục tiêu của chức vụ nầy (câu 10) – Trong khi sứ điệp nầy đã được ban cho một nhóm nhỏ những gã chăn chiên ở ngoài ngôi làng nhỏ trong xứ Israel, Đức Chúa Trời đã dự tính các tin tức tốt lành nầy cần phải được rao khắp thế gian nữa. Những người nầy đã nghe các tin tức tốt lành trước tiên, nhưng họ sẽ không phải là người cuối cùng đâu. Mấy gã chăn chiên nầy đã gặp Chúa Jêsus và họ liền đi ra thuật lại cho nhiều người khác biết (câu 17). Sứ điệp ấy đã được nhiều người nhận lấy, họ đã thuật cho nhiều người khác nữa biết, rồi nhiều người khác nữa cũng được kể cho biết, cho tới một ngày kia có ai đó đã kể lại cho bạn và tôi biết. Đấy là cách thức mà Tin Lành đã được rao ra (II Timôthê 2.2).
                  Những gì đã khởi sự tại thành Bếtlêhem cần phải được bay xa, vượt qua những hạn chế của ngôi làng nhỏ bé ấy. Tin Lành là một sứ điệp đã được phác thảo cho tất cả mọi người thuộc mọi thời đại. Đây là một sứ điệp xứng đáng được chia sẻ trong ngày và giờ nầy. Rốt lại, Tin Lành là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc(Rôma 1.16). Mỗi người chúng ta gặp gỡ đều là một ứng viên cho Tin Lành. Mỗi ngôi nhà chúng ta bước vào là một nơi mà Tin Lành cần phải được rao ra. Chúng ta cần phải dấn thân vào công tác chia sẻ sứ điệp nầy cho tới khi Chúa Jêsus kêu gọi chúng ta ra khỏi thế gian nầy (Mathiơ 28.19-20; Mác 16.15).
III. MỘT ĐÊM TÁN DƯƠNG (câu 13-14, 20).
(Minh họa: Đêm ấy đã bắt đầu với một sự tĩnh mịch và yên lặng giống như bao đêm khác. Trước khi buổi sáng đến, sự trầm lặng của đêm đó đã bị phá vỡ bởi những tiếng ngợi khen của những kẻ đắc thắng với vui mừng nơi sự chào đời của Chúa Jêsus! Chúng ta hãy lắng nghe những sự khen ngợi đầy dẫy buổi đêm ấy ở tại thành Bếtlêhem).
A. Thiên binh thiên sứ đã tán dương Ngài (các câu 13-14) – Khi thiên sứ nầy nói xong, bầu trời đầy dẫy với vô số thiên binh và họ bắt đầu ca ngợi tán dương Đấng Tạo Hóa của họ, là Đấng đã ra đời giữa vòng loài người. Chúng ta không phân tích sứ điệp của họ, nhưng hãy hình dung họ đã cảm nhận như thế nào kìa. Hãy hình dung nỗi kinh ngạc của họ khi họ nhìn xem Chúa vinh hiển, vô tội và là Đấng Tạo Hóa của họ ra đời như một đứa trẻ vô dụng! Hãy hình dung sự lạ lùng của họ khi Đức Chúa Trời hiện ra trước mắt họ như kẻ yếu đuối nhất trong cả loài người. Thậm chí họ không hiểu được mọi sự mà họ đã trông thấy, họ đã khen ngợi Ngài vì điều đó và đã tán dương Ngài. Họ lấy làm lạ trong nỗi kinh ngạc vô ngần khi Đức Chúa Trời bước vào cõi thời gian vì mục đích cứu rỗi nhân loại sa ngã. Đúng là ân điển! Quả là vinh hiển! Điều ấy đã làm cảm động các thiên sứ phải ca ngợi Đấng Tạo Hóa của họ!
                  Chỉ hãy suy nghĩ xem, 33 năm sau, họ sẽ nhìn thấy chính con người nầy chịu chết trên một cây thập tự cho chính dân mà Ngài ra đời để cứu họ. Hãy hình dung nỗi kinh ngạc của họ khi Đấng Tạo Hóa của họ đã phó mạng sống của Ngài trong chỗ của hạng người gian ác!
B. Những người được biến đổi đã tán dương Ngài (câu 20) – Khi các thiên sứ đi rồi, mấy gã chăn chiên đi lên thành Bếtlêhem và tìm gặp con trẻ Jêsus. Tôi nghĩ họ đã chấp nhận sứ điệp và đã được cứu trong chính đêm ấy. Họ đã rời khỏi chiếc máng cỏ đó giống như những người đã được dựng nên mới. Họ đã rời khỏi sự hiện diện của Chúa Jêsus như những con cái được chuộc của Đức Chúa Trời!
                  Khi họ lên đường trở về lại với bầy chiên của mình, họ đi với thái độ vui mừng trong đời mới mà họ đã tìm được. Khi mấy người nầy hướng về vùng đồi núi và bầy chiên của họ, họ đã đi với một sự vui mừng mới mẻ trong linh hồn họ mà họ chẳng từng biết được trước đó. Mấy người nầy đã được đầy dẫy với sự mừng vui vì cớ những gì họ đã nghe và thấy trong đêm đó. Họ không còn sống như trước đó nữa vì họ đã gặp Chúa Jêsus!
                  Họ vẫn còn là người chăn bầy. Họ vẫn còn là hạng người mà xã hội coi thường. Tôn giáo vẫn không có một chỗ nào dành cho họ, nhưng họ đã gặp được Chúa và đã thay đổi hết mọi sự!
                  Có một số thánh đồ trong thế gian nầy, họ đã gặp gỡ Chúa Jêsus trong một tư thế quyền lực, làm thay đổi cuộc sống. Hạng người nầy rất khác biệt. Họ biết rõ sự ấy và mọi người sống quanh họ đều biết sự ấy. Phần nhiều trong số họ đã được đầy dẫy với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và họ đang chứng tỏ điều đó qua sự vui mừng trong ơn cứu rỗi của họ.  Thế gian không hiểu được họ. Tôn giáo không có một chỗ nào dành cho họ. Thậm chí nhà thờ nhìn xem họ như một cái gì đó lạ thường. Thế nhưng, đây là những con người đã ở với Chúa! Họ đã được sanh lại và họ đang tán dương Danh của Ngài! Tại sao? Họ vui mừng vì sứ điệp của Ngài vẫn còn là một sứ điệp có thể đem lại tiếng reo hò từ những kẻ từng gặp gỡ Ngài!
IV. MỘT ĐÊM BIẾN HÓA ĐẦY NĂNG QUYỀN (các câu 17-20).
(Minh họa: Chúa Jêsus là một con trẻ khi các biến cố đã được ghi lại trong trong những câu Kinh Thánh nầy, nhưng Ngài đã bắt tay vào công tác làm thay đổi đời sống rồi. Một vài người đã gặp Chúa Jêsus trong đêm đó và hết thảy những ai đã gặp Ngài đều được biến đổi).
A. Một số những kẻ thờ phượng đã được thay đổi (các câu 17-20) – Chúng ta đã nói rồi về mấy gã chăn chiên nầy và sự vui mừng của họ. Đây là hạng người sau rốt bạn sẽ nghĩ đến trong vai trò những người đến thờ phượng Chúa. Nhưng, hạng người nầy đã gặp gỡ Chúa Jêsus. Khi họ đã gặp rồi, họ không còn sống như trước nữa. Ngài đã biến đổi một nhóm người chăn chiên xấu xa, thô lỗ thành những giáo sĩ reo mừng luôn vì cớ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
                  Nhưng, đấy là những gì Chúa Jêsus đang làm! Mỗi một người chạy đến gặp gỡ Ngài đều được thay đổi. Ngài đón lấy những đời sống suy sụp, đổ nát rồi biến họ thành một con người mới. Ngài đỡ lấy những tấm lòng nặng nề rồi biến chúng thành dịu dàng lại. Ngài nhận lấy những kẻ chẳng biết yêu thích gì khác hơn là tội lỗi, rồi khiến họ rơi vào tình yêu thương với Đức Chúa Trời. Ngài là một vị Chúa Tể chuyên làm thay đổi đời sống (II Côrinhtô 5.17).
B. Một phụ nữ được thay đổi (câu 19) – Thiếu nữ Mary đã kinh nghiệm rồi ân điển của Đức Chúa Trời khi nàng được chọn làm cái bình qua đó Chúa Jêsus được đưa vào trong thế gian. Mary đã là một tín đồ rồi. Nhưng, khi nàng nhìn xem Con Trai mới hạ sanh của mình tiếp nhận sự thờ lạy như Đức Chúa Trời, nàng không còn sống như trước đó nữa. Nàng đã nhìn thấy Ngài lớn lên mạnh mẽ theo phần xác, trí khôn và thuộc linh. Bà đã nhìn thấy Ngài chữa lành; nghe Ngài giảng đạo và nhìn thấy Ngài chịu thương khó. Hiển nhiên là bà đã trông thấy Ngài chịu chết trên một cây thập tự vì cớ tội lỗi của cả nhân loại. Đời sống của Mary sẽ không còn như trước nữa vì cớ sự hội hiệp của bà với Chúa Jêsus.
C. Thế giới đã được thay đổi – Phân đoạn Kinh Thánh gốc của chúng ta không ghi lại sự ấy, nhưng những gì đã bắt đầu ở đó, tại thành Bếtlêhem không bao giờ kết thúc. Đúng như thế! Chúa Jêsus đã lớn lên và đã chịu chết tại thập tự giá. Ngài đã sống lại từ kẻ chết và bất cứ ai biết đặt đức tin của họ nơi Ngài để được cứu đều sẽ được thay đổi trọn đời và để sống trong cõi đời đời! Con Trẻ giáng sinh tại thành Bếtlêhem cách đây nhiều năm trời đã làm thay đổi thế gian bằng những phương thức thật đáng ghi nhớ. Sứ điệp, sự sống và sự chết của Ngài vẫn còn làm thay đổi thế giới ngày hôm nay.
                  Bạn đã kinh nghiệm được quyền phép làm thay đổi đời sống của Ngài chưa? Bạn có thể kinh nghiệm đấy, nếu bạn chịu chạy đến với Ngài. Nếu bạn đã được thay đổi, thì giống như mấy gã chăn chiên kia cách đây nhiều năm trời, bạn có thể vui mừng với những gì bạn đang có trong Chúa Jêsus. Nếu chưa, bạn có thể được thay đổi ngay hôm nay. 
Phần kết luận: Anissa Ayala, 16 tuổi bị chẫn đoán bịnh bạch cầu kinh niên. Trong các trường hợp đó, bịnh nhân thường chết trong vòng 5 năm trừ phi người (nam hay nữ) nhận được một sự cấy ghép tủy xương.
                  Abe và Mary Ayala, bố mẹ của cô, bắt đầu một cuộc tìm kiếm khắp nơi để xem có ai hiến tủy phù hợp với tủy của Anissa. Mặc dù họ đã tìm kiếm rất khó nhọc và lâu dài, chẳng có ai hiến tặng cả. Nhưng bố mẹ nầy không chịu nhận lấy số phận con gái họ cách tiêu cực đâu. Họ vốn biết rõ từ các y bác sĩ rằng hy vọng tốt nhứt cho Anissa nằm ở một sự cấy tủy từ một anh chị em ruột. Nhưng tủy của anh trai của cô là Airon, thì chẳng thích ứng. Cô cần một người anh chị em ruột nào thậm chí không tồn tại lúc bấy giờ.
                  Vì vậy Abe và Mary đã bước đi bởi đức tin. Trước tiên, Abe phải làm phẫu thuật lấy tinh trùng, một phương pháp với sự thành công chỉ chừng 40%. Sau khi việc nầy đã được làm rồi, Mary mạo hiểm chịu thai ở tuổi 43, và chỉ có 10% cơ hội điều nầy có thể xảy ra. Thậm chí bà đã có thai, tỉ lệ chỉ là ¼ tủy đứa bé có thể phù hợp với chị của nó. Giờ đây họ có ba năm kể từ lúc có sự chẫn đoán. 
                  Đúng thế, vào tháng 4 năm 1990, Mary đã sanh một con gái với cái tên Marissa.  Những tế bào trực hệ của thai nhi được rút ra từ dây nhao rồi được ướp lạnh để đem sử dụng, cùng với tủy được xem là thích ứng một cách lạ lùng. Nhưng rồi họ phải chờ đợi cho đứa bé lớn lên, đủ sức khỏe để hiến tủy một cách an toàn, dù khi ấy mạng sống của chị nó như chỉ mành treo chuông.
                  Sau cùng, giây phút kỳ lạ đã đến. Là bé gái 14 tháng tuổi, Marissa Ayala nằm trên bàn giải phẫu, bác sĩ giải phẫu đẩy một cây kim dài chừng một inch vào hông nó rồi bắt đầu rút ra không những thứ tủy bình thường, mà còn là chất liệu của sự phục hồi; những yếu tố của sự sống nữa. Các y bác sĩ cho cơ hội thành công vì bé gái nầy là 70%.
                  Ngạc nhiên thay, hết phép lạ nầy đến phép lạ khác đã diễn ra cho sự sống ấy mới vừa có mặt trên đời, và tủy kia rất thích ứng. Nhưng có một vài khác biệt lớn. Marissa sinh ra để sống, còn Chúa Jêsus ra đời để chịu chết. Tủy của nó có thể không thích ứng. Còn huyết của Chúa Jêsus thì bảo đảm dời khỏi chúng ta chứng ung thư tội lỗi của chúng ta.
                  Một đêm, lâu, lâu lắm rồi, Đức Chúa Trời đã làm rung động cả Trời và Đất khi tiếp trợ cho một Đấng Cứu Thế. Hết phép lạ nầy đến phép lạ khác đã diễn ra trong sự ra đời, sự sống, sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ. Mỗi một phép lạ đều là vì bạn cả đấy. Mọi sự Đức Chúa Trời đã làm, Ngài đã làm để cho bạn có được một Cứu Chúa.
                  Bạn đã tiếp nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của bạn chưa? Bạn đã được quấn bằng thứ ơn lớn lao nhất của Thiên Đàng chưa? Bạn đã được cứu chưa? Bạn có muốn được cứu không? Bàn thờ nầy đang rộng mở nếu bạn muốn mình được cứu. Nếu bạn cần làm một việc gì để hòa lại với Đức Chúa Trời, bạn có thể làm việc ấy ngay hôm nay. Nếu bạn thốt ra: Cảm tạ Ngài vì ơn cứu rỗi rời rộng qua Chúa Jêsus. Mọi sự Ngài yêu cầu, ấy là bạn hãy vâng theo tiếng phán của Ngài.



Software: Microsoft Offic





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét