Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Bài 15 Luca 2:8-20 MỘT SỐ LÝ DO ĐÍCH THỰC CHO MÙA LỄ



Luca 2:8-20
MỘT SỐ LÝ DO ĐÍCH THỰC CHO MÙA LỄ
Phần Giới Thiệu: Chúng ta hãy đối diện với vấn đề, mùa lễ Giáng Sinh là thời điểm rất được nhiều người ưa thích và cũng có nhiều người thù ghét nữa. Tuy nhiên, cho dù là bạn ở về bên nào đi nữa, điều nầy là rất thực đây: mùa lễ Giáng Sinh là thời điểm đầy dẫy với nhiều sứ điệp pha trộn và với nhiều nghi thức tà giáo đời nầy. Tôi muốn nói, giả sử đây là một thời điểm trong năm khi thế gian ghi nhớ sự ra đời của Đức Chúa Jêsus Christ, và mỗi năm chúng ta bơi lội trong đại dương lẽ thật bằng cách để cho ý nghĩa của Kinh thánh về mùa lể bị pha trộn với các sứ điệp khác, chúng có gốc gác trong thế gian. Giờ đây, tôi đang thưởng thức lễ Giáng Sinh nhiều cũng như người kia, song tôi muốn bạn phải ý thức rõ ràng rằng có một số suy nghĩ sai trái lắm vây quanh ý nghĩa đích thực của mùa lễ. Đối với nhiều người, mùa lễ nầy chỉ thuần là tiền bạc, hình thức thương mại và tham lam. Nhiều người khác xem mùa lễ nầy như thời điểm của tiệc tùng, các bữa ăn và tụ tập lại với nhau. Nhiều đứa trẻ nhìn biết Lễ Giáng Sinh duy nhứt chỉ là thời điểm dành cho Santa (Ông Già Nôên), Mấy con nai mũi đỏ và những truyện tích ngu ngốc khác. Kết quả là, một số trẻ em chẳng có ý niệm gì về ý nghĩa đích thực mà Lễ Giáng Sinh đang nói tới.
(Minh hoạ: Một cậu bé từ lớp Trường Chúa Nhật trở về nhà. Nó rất phấn khích khi học biết về Mấy Thầy Bác Sĩ, họ đã đem quà đến tặng cho Con Trẻ Jêsus. Nó phấn khích đến nỗi nó phải nói với mẹ mình. Nó nói: ""Bữa nay con học được trong lớp Trường Chúa Nhật mọi thứ về lễ Giáng Sinh. Không có Ông Già Nôên, vì vậy có ba người cỡi lạc đà đến phát đồi chơi. Và Ông già Nôên với mấy con nai mũi đỏ, không có ở đấy nên họ chiếu đèn trên khoảng không để tìm họ”).
(Minh hoạ: Có người đã sánh Santa Claus [Ông Già Nôên] và Chúa Jêsus trong một tác phẩm có đề tựa là "Santa Versus Jesus."
  • Santa sống ở Bắc Cực. Chúa Jêsus sống khắp nơi nơi.
  • Santa cưỡi trên chiếc xe trượt tuyết. Chúa Jêsus cưỡi trên ngọn gió và đi bộ trên mặt biển.
  • Santa mỗi năm đến một lần. Chúa Jêsus là một sự cứu giúp khi có cần.
  • Santa xuống nơi ngõ ống khói. Chúa Jêsus đứng gõ nơi cửa lòng của bạn.
  • Santa bỏ đầy quà vào chiếc vớ của bạn. Chúa Jêsus tiếp trợ cho mọi nhu cần của bạn.
  • Bạn phải chờ đợi xếp hàng để nhìn thấy Santa. Chúa Jêsus đang ở rất gần khi nhắc đến danh Ngài.
  • Santa để cho bạn ngồi trên đùi của ông ấy. Chúa Jêsus ẳm bạn trong tay Ngài.
  • Santa có cái bụng thật to. Chúa Jêsus có một tấm lòng yêu thương.
  • Santa có những người giúp làm những thứ đồ chơi mới. Chúa Jêsus tạo ra những đời sống mới.
  • Santa đặt món quà dưới cây thông của bạn. Chúa Jêsus trở thành món quà của bạn và đã chịu chết trên cây gỗ).
Cảm tạ Đức Chúa Trời vì Kinh thánh! Trong Lời Thánh, không sai sót, được cảm thúc của Ngài, Đức Chúa Trời đặt bản tường trình nói tới chỗ Chúa Giáng Sinh! Ngài ban cho chúng ta, không phải bằng những từ ngữ bất định, những lý do đích thực cho mùa lễ. Nhiều người nói, và tôi biết những gì họ đang nói khi họ nói, rằng "Chúa Jêsus là lý do cho mùa lễ". Và, Ngài là lý do chính, song Ngài không phải là lý do duy nhất đâu! Cho phép tôi chia sẽ với một số lý do đích thực cho mùa lễ.

I. GIÁNG SINH LÀ THỜI ĐIỂM ĐỂ BAN CHO (câu 11)

A. Đối với Đức Chúa Trời: Ban Con của Ngài cho Loài người – Khi mấy gã chăn chiên đã nghe thấy lời lẽ của thiên sứ, họ được truyền cho biết rằng một Đấng Cứu Thế sẽ ngự vào trong thế gian. Con Trẻ nầy chào đời tại thành Bếtlêhem không phải là một đứa trẻ bình thường. Điều nầy đã được minh chứng bởi những lời công bố của thiên sứ trước khi Ngài chào đời, Luca 1:26-33; Mathiơ 1:20-23. Khi Chúa Jêsus ra đời tại thành Bếtlêhem, Ngài vốn là Đức Chúa Trời ở trong xác thịt loài người - Giăng 1:1, 14! Mọi sự qua đời sống của Ngài, Ngài đã minh chứng tình trạng phân biệt của Ngài. Ngài đã dạy dỗ không giống như bao người khác. Ngài đã làm ra nhiều phép lạ mà chẳng ai khác có thể làm được. Ngài chữa lành, Ngài giảng dạy, Ngài yêu thương, Ngài chìa tay ra. Đời sống của Ngài là một biến cố hết lạ lùng nầy đến lạ lùng khác. Tuy nhiên, không một việc nào trong số nầy nói rõ Ngài là Đấng Cứu Thế. Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến trong thế gian chưa phải là đủ, mà chính Chúa Jêsus nầy phải được "ban cho". Khi Giăng 3:16 cho chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời "đã ban Con Một của Ngài", đấy mới là ý nghĩa. Đức Chúa Trời đã ban Chúa Jêsus xuống để chịu chết trên thập tự giá vì bạn và tôi để món nợ tội lỗi của chúng ta sẽ được trả và nhơn đó chúng ta có cơ hội được cứu ra khỏi cảnh đời đời trong Địa Ngục. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã ban cho món quà lớn lao nhất ấy! (Minh hoạ: Chiếc máng cỏ là điểm dừng đầu tiên trên con đường dẫn đến chỗ kết thúc bên cây thập tự xấu xí xù xì).
B. Đối với loài người: Để Dâng Linh Hồn Họ Cho Đức Chúa Trời - (Minh hoạ: Không một ai thích nhận món quà và rồi đổi lại, bản thân họ chẳng cho lại gì hết). Đức Chúa Trời đã ban Con của Ngài đến chịu chết vì hạng tội nhân. Nếu chúng ta cần phải dâng một món quà cho Chúa, thì đâu là món quà ấy?
(Minh hoạ: Có hai nhóm người trong chỗ gắn bó với sự ra đời và đời sống thơ ấu của Chúa là Đấng đã dâng chính mình cho Ngài – Mấy gã chăn chiên, Luca 2:8-10 và Mấy Thầy Bác Sĩ, Mathiơ 2:1-12).
(Minh hoạ: Hết thảy chúng ta đều có ai đó trên danh sách tặng quà của chúng ta, dường như họ có đủ thứ rồi. Họ là hạng người khó mà mua quà cho lắm. Bạn cho người có đủ thứ rồi món quà gì chứ? Hãy suy nghĩ xem, bạn và tôi có thể dâng gì cho Đức Chúa Trời đây? Ngài không cần tiền bạc của chúng ta. Ngài có thể có đủ thứ mà chẳng cần tài khéo của chúng ta. Ngài không cần một rỗ trái cây, hay chiếc càvạt mới đâu, hoặc đôi vớ hay chiếc khăn tay. Thực vậy, khi bạn quyết định món quà đó, không ai trong chúng ta thực sự có được thứ gì cho dù là cách thế nào. Bạn nói: "Tôi làm chủ ngôi nhà của tôi!" Chỉ thôi không nộp thuế trong vài năm và sẽ thấy ai là chủ ngôi nhà đó! Bạn nói: "Tôi là chủ mấy chiếc xe kia!" Một lần nữa, thôi không đóng bảo hiểm và nộp thuế thì sẽ thấy ai đang làm chủ chiếc xe đó. Bạn nói: "Đúng, tôi là chủ tiền bạc tôi có!" Chỉ nhìn thấy nền kinh tế rơi rụng và rồi hãy nói cho tôi biết bạn đang còn lại điều gì. Có một thứ của cải duy nhứt mà mỗi chúng ta đều có và đó là linh hồn chúng ta. Tôi nắm quyền điểu khiển nó và nếu tôi muốn dâng thứ chi quan trọng cho Chúa, khi ấy thứ đó phải là linh hồn của tôi. Đó là thứ duy nhứt tôi có và tôi muôn dâng cách thành thật. Hãy chú ý, đây là dự tính của Mác 8:36-37. Bây giờ, thắc mắc phát sinh, có phải bạn đã dâng tấm lòng của bạn cho Chúa chăng? Nếu chưa, chẳng có thời điểm nào tốt hơn hôm nay để thực hiện việc ấy - II Côrinhtô 6:2).

I. Giáng Sinh là thời điểm để ban cho

II. GIÁNG SINH LÀ THỜI ĐIỂM CHO NHỮNG TIN TỨC TỐT LÀNH (câu 10)
A. Minh hoạ: Thiên sứ đã đến với "những tin tức tốt lành". Thực vậy, cụm từ nầy ra từ chữ mà từ đó chúng ta mới có từ "truyền đạo" hôm nay. Sứ điệp của thiên sứ là một sứ điệp nói tới ơn cứu rỗi. Ngài đã đến để công bố ra những tin tức vinh hiển cho biết rằng Một Cứu Chúa đã chào đời tại thành Bếtlêhem!
B. Sứ điệp nầy là sứ điệp nói tới hy vọng! Minh hoạ: Như đã được nhắc tới ở các sứ điệp khác, mấy gã nầy là những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Họ bị xem là ô uế bởi tôn giáo của họ và là hạng người thô kệch, bẩn thỉu, và thô tục. Họ là loại người mà chẳng có ai muốn ở gần. Họ bị quên lãng bởi những yếu tố của xã hội thời bấy giờ. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không quên họ! Thật kỳ diệu dường bao, hạng người tội lỗi tồi tệ như thế này đã dâng đời sống của họ để lo nuôi bầy chiên dành cho những buổi thờ phượng của Đền thờ lại là những con người đầu tiên nghe thấy các tin tức tốt lành nói rằng Chiên Con của Đức Chúa Trời đã ra đời vào trong thế gian. Đây là một sứ điệp nói tới hy vọng! Họ bị cấm đoán không được tìm kiếm Đức Chúa Trời tại Đền Thờ, nhưng Đức Chúa Trời lại đem ơn cứu rỗi đến với họ!
C. Sứ điệp không thay đổi! Tin Lành vẫn là sứ điệp nói tới hy vọng. Có thể bạn là một người đã phạm vào một số tội lỗi ghê khiếp nào đó. Có thể bạn cảm thấy rằng Đức Chúa Trời sẽ chẳng cứu vớt bạn. Có thể bạn cảm thấy rằng bạn không còn có hy vọng gì nữa hết. Có thể bạn nghĩ rằng bạn ở ngoài phạm vi quyền hạn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Phải, cho phép tôi nói cho bạn biết sáng nay rằng cánh cửa cứu rỗi đang mở rộng và hễ ai chịu bước vào thì tìm được ơn cứu rỗi cho linh hồn họ! (Minh hoạ: Giăng 6:37; Êsai 1:18-19 (Chú ý, chẳng có thiên vị gì hết!; Mathiơ 11:28). Đây là vấn đề, nếu bạn bị hư mất và bạn biết rõ mình cần một Cứu Chúa, vậy thì hãy biết rằng Chúa Jêsus là Đấng mà bạn đang có cần. Và, giống như sứ điệp là sứ điệp nói tới hy vọng cho những người trong đêm đó, đây là sứ điệp nói tới hy vọng cho bạn sáng nay. Bắt đầu sống một lần nữa chính là cơ hội. Đây là cơ hội để tội lỗi của bạn được bôi xoá đi. Đây là cơ hội để đạt tới mức nhận biết Đức Chúa Trời và tự bảo đảm cho bạn về Thiên Đàng khi bạn qua đời. Cảm tạ Đức Chúa Trời, vẫn còn có hy vọng nơi đạo Tin Lành!

I. Giáng Sinh là thời điểm để ban cho
II. Giáng Sinh là thời điểm cho những tin tức tốt lành

III. GIÁNG SINH LÀ THỜI ĐIỂM CHO ÂN ĐIỂN LẠ LÙNG (câu 11)
A. Theo một ý nghĩa đích thực, CHÚNG TA là lý do cho mùa lễ! Trước khi bạn gọi tôi là một kẻ dị giáo rồi dẫn tôi đến thiêu trên giàn giáo, hãy lưu ý, câu 11, cũng xem Êsai 9:5.
B. Mấy gã chăn chiên đáng thương nầy không xứng đáng là người đầu tiên để nghe nói về sự ra đời của Đấng Christ, mà chính ân điển của Đức Chúa Trời đã chìa tay ra với họ trong nhu cần của họ.
(Minh hoạ: Ân điển được định nghĩa là "Tình yêu và sự ưu ái của Đức Chúa Trời dành cho hạng tội nhân không xứng đáng").
C. Giống như sự việc đã xảy ra với mấy gã chăn chiên trong cánh đồng đó, nếu có ơn cứu rỗi cho đời sống của bạn và của tôi, chỉ có ở đó bởi ân điển và chỉ bởi ân điển mà thôi! Không có một cá nhân đơn lẽ nào trong chỗ nầy là người xứng đáng nhận được chi từ Đức Chúa Trời! Thực vậy, nếu chúng ta nhận được điều chi chúng ta xứng đáng, chúng ta hết thảy sẽ phải ở trong Địa Ngục sáng nay, đang gào thét trong lửa khổ hình, Minh hoạ: Rôma 6:23! Không, tôi không đáng được cứu đâu, song Đức Chúa Trời trong ân điển rời rộng, vô đối, không xiết kể đã chìa tay ra với tôi ở giữa tội lỗi tôi và đã kêu gọi tôi đến với Ngài!
(Minh hoạ: Hỡi quí bạn bị hư mất yêu dấu của tôi, nếu bạn từng kinh nghiệm ơn cứu rỗi, ơn ấy không nhắm vào một cơ sở tốt lành nào mà bạn đã làm ra đâu. Ơn ấy không nhắm vào cơ sở thuộc viên nhà thờ, phép báptêm, sự nhóm lại, v.v… Nếu bạn đã từng được cứu, thì đấy là do ân điển và chỉ một mình ân điển mà thôi – Êphêsô 2:8-9. Vì lẽ đó, đừng lơ là đối với Chúa! Nếu Ngài đang kêu gọi bạn đến với Ngài, làm ơn hãy làm theo ngay đi, và hãy làm theo ngay hôm nay! Chẳng có một cơ hội nào khác nữa đâu – Châm ngôn 27:1; Sáng thế ký 6:3).

I. Giáng Sinh là thời điểm để ban cho
II. Giáng Sinh là thời điểm cho những tin tức tốt lành
III. Giáng sinh là thời điểm dành cho ân điển

IV GIÁNG SINH LÀ THỜI ĐIỂM ĐỂ TÔN VINH HIỂN CHO ĐỨC CHÚA TRỜI (các câu 13-14)
A. Sau khi thiên sứ thứ nhứt đã phát biểu xong bài diễn văn của Ngài, ngay lập tức Ngài hiệp cùng cơ binh đông đảo ở trên trời và họ cất giọng lên dâng sự vinh hiển và ngợi khen cho Chúa.
(Minh hoạ: Làm ơn lưu ý rằng họ không nói! Sứ điệp của họ là sứ điệp thuộc linh, chớ không phải là sứ điệp thuộc thể đâu).
B. Cho phép tôi nhắc cho bạn nhớ rằng Lễ Giáng Sinh, cùng với Lễ Phục Sinh, là những thời điểm đặc biệt dành cho con cái của Đức Chúa Trời chứng tỏ đức tin của họ. Rốt lại, mặc dù Lễ Giáng Sinh đã bị thế tục và thương mại hoá, đấy vẫn là một ngày biệt riêng ra để tưởng niệm sự ra đời của Vua các vua! Qua các chương trình Lễ Giáng Sinh, cách xử sự cá nhân và những sinh hoạt của gia đình, chúng ta có một cơ hội thật tuyệt vời để bày tỏ cho thế giới ngoại đạo thấy mùa lễ nầy thực sự nói tới điều gì! Rốt lại, đấy là bổn phận của chúng ta - I Côrinhtô 10:31. Thế giới nầy cần phải biết rõ lý do đích thực về mùa lễ!
C. Sau khi mấy gã chăn chiên đã gặp Ngài rồi, cuộc gặp gỡ nầy đã trở thành sứ mệnh của họ. Họ ra đi nói cho nhiều người khác biết về Ngài và họ chuyển đời sống của họ vào việc tôn vinh Danh của Chúa - Luca 2:17-20. Bạn sẽ làm gì để tôn vinh Chúa trong dịp Lễ Giáng Sinh nầy?

I. Giáng Sinh là thời điểm để ban cho
II. Giáng Sinh là thời điểm cho những tin tức tốt lành
III. Giáng Sinh là thời điểm dành cho ân điển lạ lùng
IV. Giáng Sinh là thời điểm để tôn vinh hiển Đức Chúa Trời

V. GIÁNG SINH LÀ THỜI ĐIỂM VỀ LẠI QUÊ NHÀ (câu 4)
A. Vào dịp Lễ Giáng Sinh đầu tiên, Giôsép đã trở về nơi quê hương của các tổ phụ mình. Đối với ông và Mary, đấy là lúc phải về lại quê nhà.
B. Phần nhiều người trong chúng ta sẽ về ở với cha mẹ mình trong suốt mùa lễ nầy. Nhiều người sẽ đi một quãng đường thật xa để về nhà trong dịp lễ. Đối với một số người, đây là những gì làm cho Lễ Giáng Sinh ra đặc biệt.
C. Cho phép tôi nói với bạn ai đã đến nhóm lại ở đây hôm nay, có một số người trong quí vị cần phải về nhà trong dịp Lễ Giáng Sinh nầy. Giống như Người Con Trai Hoang Đàng, bạn đã phiêu bạt ra khỏi nhà Cha và đã sống ở xa xứ. Giờ đây, đây là thời điểm để bạn phải trở về nhà. Nếu bạn muốn, giống như Người Con Trai Hoang Đàng, bạn sẽ tìm được ơn tha thứ và phước hạnh trong nhà của Đức Chúa Cha, I Giăng 1:9; Luca 15:20-24.
Có những người khác, họ chưa bao giờ gặp gỡ Đức Chúa Cha. Nhu cần lớn lao nhất của bạn là quay về nhà trong dịp Lễ. Sự ban hiến ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời luôn sẵn có cho mọi người nào chịu đáp ứng với đức tin thật đơn sơ. Nếu bạn chịu đến với Chúa và dâng tấm lòng của bạn cho Ngài, Ngài sẽ tha thứ cho bạn về mọi tội lỗi của bạn, cứu lấy linh hồn bạn ra khỏi Địa Ngục và bảo đảm với bạn một quê hương ở trên Trời suốt cõi đời đời. Nghĩa là, nếu bạn chịu đến với Ngài.

Phần kết luận: Tôi dám chắc ở đây là có nhiều lý do khác nữa cho mùa lễ mà chúng ta có thể tìm gặp trong Lời của Đức Chúa Trời, nhưng những lý do nầy đang đứng nhắc cho chúng ta nhớ rằng nhu cần lớn lao nhất cho mùa lễ nầy, và vì vấn đề đó, trong bất kỳ mùa lễ nào, là/hay con người phải có mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Jêsus Christ. Lễ Giáng Sinh của bạn được tổ chức trong năm nay như thế nào vậy? Nếu bạn muốn từ bỏ mọi tội lỗi của mình, tôi mời bạn hãy đến với Ngài. Nếu bạn lạc lối trong sự bạn ăn ở với Ngài và cần phải quay về nhà, tôi mời bạn hãy đến với Ngài. Nếu có những lãnh vực nào trong đời sống của bạn, ở đó bạn cần bước theo Đức Chúa Trời trong sự vâng phục khiêm nhường, tôi mời bạn hãy đến với Ngài. Bất cứ nhu cần của bạn có là gì đi nữa sáng nay, tôi mời bạn hãy đến với Chúa Jêsus và tìm được mọi sự mà bạn sẽ có cần để thoả mãn nhu cần của bạn. Bạn có chịu đến không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét