Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Bài 18 Luca 2:21-38: "KÌA, CHIÊN CON ĐƯỢC NGỢI KHEN"


Luca 2:21-38
KÌA, CHIÊN CON ĐƯỢC NGỢI KHEN
Phần Giới Thiệu: Hôm nay là ngày sau Lễ Giáng Sinh. Các món quà đã được trao và đã được nhận. Các bữa ăn đã được dọn và các lễ hội, phần lớn, đều đã đến với một cứu cánh dành cho năm khác. Chiếc khăn màu xanh lá cây mà bạn đã nhận lấy sẽ đi vào các ngăn kéo hiệp với chiếc màu hồng mà bạn đã nhận được từ năm ngoái. Chiếc cà-vạt màu nâu sẽ mau tìm thấy chỗ của nó ở sau cánh tủ, không lâu sau đó nó sẽ bị quên lãng. Cây thông cùng những thứ trang trí sẽ bị hạ xuống và Lễ Giáng Sinh sẽ trôi qua để chờ một năm khác.
         Có đúng như thế không? Kỳ thực, Lễ Giáng Sinh thực sự chẳng có gì phải làm với những thứ tôi đã nhắc tới cách đây một phút. Lễ Giáng Sinh có thể tiếp tục 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm. Lễ ấy có thể tiếp diễn nếu cứ để cho Chúa Jêsus làm nhân vật trung tâm của Lễ Giáng Sinh.
         Trong phân đoạn Kinh thánh của chúng ta, Chiên Con của Đức Chúa Trời đã ra đời. Đức Chúa Trời đã bước ra khỏi cõi đời đời rồi bước vào lịch sử của loài người. Chiên Con đã được hứa cho, Ngài đã được sắm sẵn và Ngài đã được cung ứng cho. Phân đoạn Kinh thánh ấy đưa chúng ta đến thành Jerusalem đến với một biến cố đã xảy ra 40 ngày sau Lễ Giáng Sinh đầu tiên.
         Khi Chúa Jêsus đã được 8 ngày tuổi, Ngài đã chịu phép cắt bì, như đã được dặn dò bởi sách Luật pháp, Lêvi ký 12:3. Sau 40 ngày, Mary đã đến với thời kỳ làm cho thanh sạch, Lêvi ký 12:1-4. Trong mấy câu nầy, chúng ta được phép đi đến nhà của Chúa với Jêsus và gia đình của Ngài khi họ đem Ngài đến dâng cho Chúa và được chuộc, cũng theo đúng luật pháp, Phục truyền luật lệ ký 18:4. Đúng là một tư tưởng: Đấng Cứu Chuộc phải được chuộc!
         Trong khi họ có mặt ở đó, một sự kiện đặc biệt đã xảy ra. Hai cụ thánh đồ của Đức Chúa Trời, Simêôn và Anne, đã có mặt trong Đền Thờ. Họ có mặt ở đó vì Đức Thánh Linh đã hướng dẫn họ ở đó. Họ là một phần dân sót người Do thái trung tín đang trông chờ sự xuất hiện của Đấng Mêsi. Khi họ gặp Chúa Jêsus ngày ấy, mặc dù Ngài chỉ là một Con Trẻ 40 ngày tuổi, họ đã quá đỗi vui mừng và bắt đầu cất tiếng ngợi khen đối với Chúa.
         Hôm nay, tôi muốn nhìn vào mấy câu nầy và xem xét tư tưởng nầy: Kìa, Chiên Con Được Ngợi Khen. Những gì chúng ta nhìn thấy ở đây có thể dạy cho chúng ta biết đôi điều về vấn đề ngợi khen. Tôi nghĩ mấy câu nầy có một vài bài học để dạy dỗ chúng ta hôm nay, và chúng là những bài học mà chúng ta cần phải lắng nghe. Chúng ta hãy dành mấy phút rồi suy nghĩ về Kìa, Chiên Con Được Ngợi Khen.

I. ĐỘNG CƠ CHO SỰ NGỢI KHEN CHIÊN CON
(Minh hoạ: Khi Simêôn bước vào Đền Thờ rồi ẳm Jêsus trên tay mình, cụ già công bố cho mọi người nghe biết các lý do cho sự vui mừng của cụ. Trong giọng nói của cụ, Simêôn cung ứng cho chúng ta một động cơ có ba phần để ngợi khen Chúa rất thích hợp cho hôm nay cũng như cho thời ấy).
A. Ngợi khen vì cớ Đấng mới xuất hiện (các câu 26-30) Tên Simêôn có nghĩa là Ngài lắng nghe. Và, rõ ràng, người nầy đã nghe thấy tiếng phán của Đức Thánh Linh, câu 26. Người được truyền cho biết rằng mình sẽ không chết cho tới khi đích thân người nhìn thấy Đấng Christ, Đấng Mêsi người Do thái, và là Cứu Chúa của thế gian. Khi cụ Simêôn nhìn thấy Chúa Jêsus, Đức Thánh Linh báo cho cụ biết đấy là Ngài và Simêôn khởi sự ca ngợi Chúa vì cớ Đấng ấy đã bước vào thế gian.
                  Đấng ấy chỉ là một Con Trẻ như vầy sao? Ngài đã được xác định ở đây là “Christ là Chúa”, câu 26 và là “sự cứu rỗi” của Chúa, câu 30. Simêôn vốn hiểu rõ Ngài là ai, nhưng có ít người hiểu lắm! Tám ngày trước đêm Chúa Jêsus chào đời, mấy gã chăn chiên khiêm nhường đã nhận biết Ngài là ai. Một số thiên sứ trên trời vốn biết rõ Ngài là ai. Nhưng, buồn thay, có nhiều người khác đã không biết Ngài là ai.
                  Thầy tế lễ làm phép cắt bì cho Ngài đã không biết. Người khác trong đền thờ ngày ấy đã không biết. Dân chúng trong thành Bếtlêhem cũng đã không biết Con Trẻ đặc biệt nầy là ai. Buồn thay, phần lớn nhiều người sinh sống hôm nay không biết Con Trẻ nầy đã và đang là ai.
                  Cho phép tôi ít phút để nói cho bạn biết Con Trẻ nầy mà họ đặt tên là Jêsus đã và đang là ai:
      Ngài là Đức Chúa Trời ở trong xác thịt con người – Giăng 1:1, 14; Philíp 2:5-8
      Ngài là Chiên Con của Đức Chúa Trời bị giết từ buổi sáng thế – Khải huyền 13:8; I Phierơ 1:18-20
      Ngài là Cứu Chúa duy nhứt của tội nhân và là con đường duy nhứt đến với Đức Chúa Trời – Giăng 14:6; Công Vụ các Sứ Đồ 4:12, 1 Giăng 5:12; Giăng 8:24
                  Simêôn rất phấn khích vì Đấng đã được hứa cho đã xuất hiện. Cụ biết rõ Jêsus là ai; câu hỏi mà bạn phải trả lời là: Có phải bạn biết Jêsus là ai rồi không? Nếu bạn biết, thế thì bạn có thể ngợi khen Ngài giống như Simêôn đã ngợi khen.
B. Ngợi khen vì cớ tại sao Ngài hiện đến (các câu 30-32) Khi Simêôn ngợi khen Đức Chúa Cha vì cớ Con Trẻ Jêsus, ông nói cho chúng ta biết chút ít về lý do tại sao Chúa Jêsus đã đến trong thế gian nầy. Chúng ta được truyền cho biết ở câu 30 rằng Chúa Jêsus là sự cứu rỗi. Chúng ta đã nhận thấy điều đó! Tiếp đến, chúng ta được truyền cho biết Ngài đã đến để thay đổi toàn thế giới. Chức vụ mà Ngài sẽ chu toàn, nó sẽ chạm đến xứ sở Do thái và thậm chí nó sẽ đến với cả thế giới dân Ngoại nữa.
                  Về mặt cơ bản, Simêôn đang nhắc cho chúng ta nhớ rằng Chúa Jêsus đã đến trong thế gian nầy để cứu hết thảy những ai chịu đến với Ngài bởi đức tin. Dù là người Do thái hay dân Ngoại; Chúa Jêsus đã đến để cung ứng ơn cứu rỗi cho hết thảy những ai chịu tiếp nhận Ngài. Đấy là lời hứa của Lời Đức Chúa Trời, Giăng 3:16; Khải huyền 22:17.
                  Kỳ thực Chúa Jêsus đã đến trong thế gian nầy để buông tha tôi khỏi tội lỗi là một động cơ đích thực cho sự ngợi khen, Luca 19:10; Giăng 15:13! Ngài sẽ yêu thương tôi đủ để chịu chết thay cho tôi và để cứu tôi bởi ân điển Ngài là một suy tưởng vượt quá quyền hạn của lời lẽ không sao mô tả được! Nếu chúng ta không thể tìm gặp bất kỳ lý do nào khác để ngợi khen Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ ngợi khen Ngài vì Ngài yêu chúng ta nhiều đến nỗi Ngài gánh chịu đau khổ, xấu hổ và kinh khiếp của thập tự giá để buông tha chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta! Hãy lắng nghe Êsai đã nói như thế nào về việc ấy – Êsai  53:4-6 – và hãy chúc phước cho danh thánh của Ngài!
C. Ngợi khen vì cớ những gì Ngài đã hoàn thành (các câu 34-35) Simêôn tiếp tục sự ngợi khen của cụ bằng cách đưa ra một lời tiên tri nói tới những gì Chúa Jêsus sẽ hoàn thành trong đời sống của Ngài. Trong mấy câu nầy, cụ già thốt ra một hòn đá [Stone], một dấu lạ [Sign] một thanh gươm [Sword].  Cụm từ làm một cớ cho nhiều người trong Y-sơ-ra-ên vấp ngã hoặc dấy lên đề cập tới Chúa Jêsus là sự ứng nghiệm lời tiên tri trong Cựu Ước, Thi thiên 118:22; Êsai 8:14. Nhiều người trong xứ Israel sẽ vấp ngã đối với đời sống và chức vụ của Chúa Jêsus. Họ sẽ vấp ngã trong sự chối bỏ và sự thuyết phục, nhưng có một ít người sẽ sống lại trong ơn cứu rỗi. Chúa Jêsus là Vầng Đá!
                  (Lưu ý: Cho phép tôi nói về tường trình Đức Chúa Jêsus Christ là vầng đá! Ngài là vầng đá cứu rỗi, Mathiơ 21:44. Ngài là Hòn Đá Phán Xét, Mathiơ 21:44, Đaniên 2:34, 45. Và, Ngài Hòn đá vấp váp, nghĩa là, Ngài tỏ cho người ta thấy thực sự họ là ai. Mọi sự trong đời sống thuộc linh của bạn xoay quanh cách thức bạn trả lời một câu hỏi: “Bạn nghĩ thế nào về Đấng Christ?”, Mathiơ 22:42. Cách thức bạn trả lời cho câu hỏi đó quyết định linh hồn bạn đứng ở đâu trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời, 1 Giăng 4:1-3. Đâu là câu trả lời của bạn vậy?)
                  Ông cũng nói về một Dấu. Chữ dấu ý nói phép lạ. Đức Chúa Jêsus Christ là phép lạ của Đức Chúa Trời! Nhưng, thay vì tiếp nhận Ngài là sự ban cho và sự khải thị của Đức Chúa Trời, kẻ thù của Ngài đã công kích Ngài rồi đóng đinh Ngài trên cây thập tự. Sự ra đời của Ngài là một phép lạ, và họ công kích việc ấy, Giăng 8:41. Các phép lạ của Ngài bị chế nhạo và bị gán cho công việc của Satan, Mathiơ 12:22-24. Bản tánh của Ngài bị đưa vào thắc mắc, Giăng 8:48, 52; 9:24. Họ chế nhạo Ngài khi Ngài gục chết, Mathiơ 27:39-44. Họ nói dối về sự Ngài sống lại, Mathiơ 27:62-66. Thậm chí ngày nay, người ta vẫn nghi ngờ Con Người Phép Lạ bằng cách thắc mắc lời hứa của Ngài tái lâm trên đất một lần nữa, II Phierơ 3:3-18.
                  Khi ấy, Simêôn đã nói tới một thanh gươm. Tất nhiên, đây là nỗi đau của Mary! Bà đã chịu khổ khi bà quan sát Chúa Jêsus làm tròn chương trình của Cha Ngài. Sự tổn thương cao nhất đã đến trong ngày bà quan sát Ngài chịu chết trên thập tự giá kia dành cho hạng tội nhân.
                  Đây là dòng sau cùng của mọi sự, ấy là Đức Chúa Jêsus Christ đã bước vào trong thế gian nầy để cung ứng ơn cứu rỗi cho kẻ bị mất. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì lẽ thật diệu kỳ đó! Vì vậy, có phải bạn nhận biết Con Người Phép Lạ rồi ư? Có phải Chúa Jêsus là hòn đá gốc của đời sống bạn? Khi bạn thôi không suy nghĩ đến Đấng mới đến là ai, Tại Sao Ngài Xuất HiệnNhững Gì Ngài Đã Hoàn Thành, bạn sẽ thấy rằng chúng ta đang có một động cơ hoàn toàn để ngợi khen Chúa.

II. PHƯƠNG PHÁP NGỢI KHEN CHIÊN CON
(Minh hoạ: Khi chúng ta nhìn thấy Simêôn và Anne tôn cao danh của Chúa, chúng ta có thể tiếp thu một bài học về cách thức chúng ta phải ngợi khen Ngài trong thời buổi nầy. Có nhiều điều được lan truyền đi như sự ngợi khen ngày nay chẳng khác gì hơn một sự trình diễn bề ngoài. Có một phương thức theo Kinh Thánh để dâng lên của lễ ngợi khen và hai người cao tuổi nầy tỏ ra cho chúng ta thấy phải làm sao cho đúng!)
A. Ngợi khen bằng lời (câu 28) Không những Simêôn nhìn thấy Chúa Jêsus và vui mừng ở trong lòng. Ông còn mở miệng mình ra rồi cất tiếng lên trong sự ngợi khen Đức Chúa Jêsus Christ. Ông không giữ được chút gì đang tuôn tràn ra từ bên trong; ông đã thốt ra nói tới sự vinh hiển của Chúa.
B. Ngợi khen thấy được bằng mắt thường (câu 28) Simêôn đem cả thân thể mình vào hành động ngợi khen. Ông chìa tay ra, ẳm lấy Con Trẻ Jêsus, nâng Ngài lên cao và ngợi khen Chúa. Ông chẳng chút lúng túng trong sự ngợi khen bằng lời và mắt thường trông thấy được Đấng Cứu Chuộc của mình.
C. Ngợi khen bắng môi miệng (câu 38) Bà Anne bước vào bối cảnh ngợi khen. Bà xen tiếng mình vào giọng nói của Simêôn, nhưng bà còn thêm một yếu tố khác nữa. Trong khi Simêôn giơ tay mình lên, tấm lòng và giọng nói của ông hướng về Chúa; Anne ngợi khen Chúa, nhưng bà cũng nói cho nhiều người khác biết về những việc Chúa sẽ làm. Sự ngợi khen của bà là bằng lời nói, thấy được và bằng môi miệng!

(Lưu ý: Tôi nhận ra, chúng ta đang sống vào thời buổi khi ngợi khen Chúa theo kiểu xưa kia là việc chẳng còn thịnh hành nữa. Người ta quá nguỵ biện, quá sành sõi và quá e sợ những điều người khác nghĩ đến họ khi tham dự vào việc ngợi khen Chúa bằng lời nói, bằng mắt thường trông thấy được, và bằng môi miệng. Nhưng quí bạn ơi, cho phép tôi nói cho bạn biết, Đức Chúa Trời vẫn ưa thích sự ngợi khen ấy và Ngài vẫn trông mong sự ngợi khen đó từ dân sự của Ngài! Cho phép tôi tiếp tục nói tới sự ngợi khen ấy, chẳng có gì là sai trái với sự ngợi khen bằng lời nói, bằng cách trông thấy được và bằng môi miệng đối với Đức Chúa Trời vì những điều mà Ngài đã làm, đang làm và sẽ làm trong đời sống chúng ta! Nếu Ngài đã làm bất cứ điều chi cho bạn cả thảy, thế thì bạn đang có lý do để ngợi khen Chúa). Hãy lắng nghe những gì Kinh Thánh chép về vấn đề nầy:
      Ngợi khen bằng lời
     Thi thiên 47:1: Hỡi các dân, hãy vỗ tay; Hãy lấy tiếng thắng trận mà reo mừng cho Đức Chúa Trời”.
     Thi thiên 98:4: Hỡi cả trái đất, hãy cất tiếng reo mừng cho Đức Giê-hô-va, Nức tiếng vui vẻ và hát ngợi khen!
     Thi thiên 135:1-3: Ha-lê-lu-gia! Hãy ngợi khen danh Đức Giê-hô-va: Hỡi các tôi tớ Đức Giê-hô-va. Là kẻ đứng trong nhà Đức Giê-hô-va, Tại hành lang của nhà Đức Chúa Trời chúng ta, hãy ngợi khen Ngài! Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Đức Giê-hô-va là thiện; Khá hát ngợi khen danh Ngài, vì ấy là vui”.
     Hêbơrơ 13:15: Vậy, hãy cậy Đức Chúa Jêsus mà hằng dâng tế lễ bằng lời ngợi khen cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông trái của môi miếng xưng danh Ngài ra”.
     Minh hoạ: Khải huyền 4:1-11

Tôi tưởng Đức Chúa Trời nghĩ rằng ngợi khen bằng lời đang ở trong trật tự. Còn bạn thì sao?

      Ngợi khen thấy được
     Thi thiên 63:4: “Như vậy, tôi sẽ chúc phước Chúa trọn đời tôi; Nhân danh Chúa tôi sẽ giơ tay lên”.
     Thi thiên 134:2: Hãy giơ tay lên hướng về nơi thánh, Và ngợi khen Đức Giê-hô-va! 
     II Samuên 6:14: Đa-vít mặc áo ê-phót vải gai, nhảy múa hết sức tại trước mặt Đức Giê-hô-va”.

Đối với tôi, dường như Ngài cũng thích sự ngợi khen thấy được nầy.

      Ngợi khen bằng môi miệng
     Thi thiên 51:13: Bấy giờ tôi sẽ dạy đường lối Chúa cho kẻ vi phạm, Và kẻ có tội sẽ trở về cùng Chúa”.
    Thi thiên 107:2:Các người Đức Giê-hô-va đã chuộc Khỏi tay kẻ hà hiếp hãy nói điều đó”.
     Mác 5:19-20:Nhưng Đức Chúa Jêsus không cho, phán rằng: Hãy về nhà ngươi, nơi bạn hữu ngươi, mà thuật lại cho họ điều lớn lao thể nào Chúa đã làm cho ngươi, và Ngài đã thương xót ngươi cách nào. Vậy, người đi, đồn ra trong xứ Đê-ca-bô-lơ những điều lớn lao thể nào mà Đức Chúa Jêsus đã làm cho mình; ai nấy đều lấy làm lạ”.

Tôi có cảm xúc Chúa ưa thích sự ngợi khen nầy khi con cái Ngài khoe về Ngài với một thế giới bị hư mất và trong hội của các thánh đồ.

III. CHỨC VỤ NGỢI KHEN CỦA CHIÊN CON              
(Minh hoạ: Khi danh của Chúa được ngợi khen cách công khai, có ba việc quí báu diễn ra trong ngày ấy. Đồng thời, cũng chính ba việc nầy ngày nay hãy còn xảy ra khi dân sự Đức Chúa Trời dành thì giờ để ngợi khen Ngài vì Ngài là ai, những gì Ngài đã làm, những gì Ngài sẽ làm và những gì Ngài đã hứa phải làm!)
A. Đấng Tối Cao được tôn vinh (các câu 28, 38) Khi Ngài được ngợi khen trong Đền Thờ, điều nầy đem lại sự vinh hiển cho Đức Chúa Trời. Mọi sự trong Đền Thờ toàn là nghi thức, nhưng khi Simêôn và Anne phá vỡ nghi thức rồi khởi sự ngợi khen Chúa, mục tiêu là cất bỏ nghi thức và đặt trên Giêhôva Đức Chúa của các từng trời.
                  Thậm chí ngày nay, khi Chúa được ngợi khen và được tôn vinh trong Hội thánh của Ngài và trong thế gian, Ngài được tôn cao. Khi chúng ta quên đi các nghi thức và khi chúng ta không nhắm vào mình nữa mà cất cao danh của Ngài, khi ấy Ngài được tôn vinh. Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì chức vụ của sự ngợi khen!
B. Các thánh đồ được gây dựng (câu 33) Mary và Giôsép nghe những lời ngợi khen nầy và họ thấy khích lệ và hy vọng bởi những lời ngợi khen của hai vị thánh đồ nầy của Đức Chúa Trời. Đồng thời, dân sự của Chúa được vùa giúp khi họ nghe nhiều người khác ngợi khen danh Ngài! Có nhiều ngày khi tôi không thể cảm thấy một tinh thần ngợi khen ở trong lòng tôi. Có nhiều lúc khi tôi không ở trong tình huống, về mặt thuộc linh, ngợi khen danh Ngài. Nhưng, khi tôi nhìn thấy một trong các anh chị em của mình trong Chúa Jêsus đang ngợi khen danh Ngài, điều đó liên kết với tấm lòng của tôi và nó hình thành một chức vụ trong đời sống của tôi. Nó nhấc tôi lên và khích lệ tôi! Khi tôi nghe con cái quí báu của Đức Chúa Trời đứng vững rồi đưa ra bằng chứng ấy, điều đó chạm đến lòng tôi và tôi có thể cất giọng mình “Amen!” đối với sự ngợi khen mà họ đang dâng lên. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cảm thấy muốn ngợi khen Ngài, thì đừng chậm trễ! Khi lời chứng ấy phải thốt ra, đừng tìm cách kềm chế nó và dập tắt Đức Thánh Linh, hãy thốt ra đi vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và vì tôi và nhiều người khác giống như tôi cần phải nghe thấy điều đó! Hãy bộc lộ nó ra rồi tôn vinh danh hạnh phước của Đấng Cứu Chuộc đáng yêu của chúng ta! Rốt lại, chúng ta có nhiều lý do để ngợi khen Ngài!
C. Hạng tội nhân được nghe giảng Tin lành (câu 38) Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Anne đã đi ra rồi thuật lại cho nhiều người khác biết về Con Trẻ nầy mà bà đã gặp. Kinh Thánh chép rằngbà đã nói về Ngài!” Thật, đúng là một đề tài thảo luận! Vì bà ngợi khen bằng môi miệng trong sự khen ngợi của bà, hạng tội nhân hư mất đã nghe biết chỗ mà họ có thể tìm gặp Chúa Jêsus nữa!
                  Quí bạn ơi, bạn sẽ không bao giờ biết một ít lời chứng, một ít sự ngợi khen, một ít bằng chứng về Chúa Jêsus sẽ đạt được! Đức Chúa Trời có thể nắm lấy của lễ ngợi khen nơi danh của Ngài rồi sử dụng nó để xây tấm lòng của bạn hướng về Ngài! Có một việc hấp dẫn về con cái của Đức Chúa Trời đã được cứu và không xấu hổ về Chúa Jêsus!

Phần kết luận: Khi Chúa Jêsus ra đời, cả Thiên đàng thấy phấn khích. Các thiên sứ đã giáng xuống rồi chia sẻ sứ điệp với mấy gã chăn chiên nghèo nàn. Mấy gã nầy đã nghe sự ngợi khen của thiên sứ rồi đi vào làng để tự mình nhìn thấy. Họ đã gặp Chúa Jêsus rồi cũng trở đi ngợi khen danh Ngài nữa! Thế rồi, khi Chúa Jêsus được đưa vào Đền Thờ lúc 40 ngày tuổi, Ngài đã được tiếp đón bởi lời ngợi khen của hai vị thánh đồ cao tuổi của Đức Chúa Trời, họ không thể kềm chế được vì cớ Ngài! Mọi sự qua đời sống Ngài, Chúa Jêsus đã được ngợi khen bởi những kẻ yêu mến Ngài. Thậm chí có hai trường hợp khi Cha Ngài thốt ra lời ngợi khen của chính Ngài từ Thiên đàng. Ngài đã phán: Nầy là Con yêu dấu của Ta mà Ta lấy làm đẹp lòng.
         Tôi tự hỏi, chúng ta thực hiện sự ngợi khen trong nhà thờ như thế nào!?! Nếu bạn đã được cứu, khi ấy bạn có một lý do để ngợi khen Ngài, Luca 10:20! Nếu bạn lui đi, tại sao không đến với Ngài, hãy cầu xin sự tha thứ và hãy tôn vinh danh của Ngài, lo gầy dựng con cái Ngài và giảng Tin lành cho kẻ bị mất qua sự ngợi khen và làm chứng của bạn? Nếu bạn đã được cứu, nhưng bạn chưa ở trong một tình huống ngợi khen Ngài, làm ơn đến với Ngài và sửa ngay lại mọi việc rồi để Ngài phục hồi cho bạn một tấm lòng ngợi khen.
         Tất nhiên, nếu bạn bị mất, khi ấy bạn đang có một bộ nhu cầu khác cho ngày hôm nay. Hãy chú ý câu 30. Ở đây Simêôn nói tới việc ra đi vì ông đã nhìn thấy sự cứu rỗi của Chúa. Quí bạn ơi, khi bạn nhìn thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời trước khi sự chết đưa bạn ra khỏi đời nầy, việc nầy rất quan trọng đấy. Sau khi sự chết đến để đưa bạn đi, việc ấy sẽ trở nên quá trễ! Nếu bạn cần được cứu, chẳng có thời điểm nào thuận tiện hơn là lúc bây giờ!
         Có nhu cầu không? Chúa Jêsus có thể làm thoả mãn nhu cầu ấy. Hãy đến với Ngài ngay giờ nầy đi!


Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

Bài 17 Luca 2:11: "BA PHẦN LAI LỊCH CON TRẺ BẾTLÊHEM"


Luca 2:11
BA PHẦN LAI LỊCH CỦA CON TRẺ BẾTLÊHEM
Phần Giới Thiệu: Minh hoạ: Vẻ oai nghi và sự vinh hiển của truyện tích Chúa Giáng Sinh. Có lẽ không có một câu chuyện nào trong Kinh thánh nói với sự trong sáng như thế về quyền phép và mục đích của Đức Chúa Trời. Kỳ thực, Đức Chúa Trời đã bước ra khỏi cõi đời đời vào trong cõi thời gian là việc gần như không thể nói xiết được. Tôi đọc về mấy gã chăn chiên, thấp hèn và bất xứng, tuy nhiên họ bị gọi y như thế. Tôi đọc về các thiên sứ và quá đỗi kinh ngạc khi Đấng Tạo Hoá lại chào đời trong hình hài của loài thọ tạo. Tôi đọc về mấy thầy bác sĩ và tôi vui mừng khi mấy nhân vật ngoại đạo nầy lại đi một quãng đường xa xôi như thế và chỉ để nhìn biết Đức Chúa Jêsus Christ mà thôi. Tôi đọc về chiếc máng cỏ và tôi được nhắc nhớ rằng Chúa Jêsus đã gạt qua một bên các thuộc tánh trong thần tánh của Ngài để Ngài trở thành một con người rồi chịu chết cho hạng tội nhân. Tôi đọc hết mọi sự nầy, những điều mà lý trí tôi có thể nắm bắt được.
Tiếp đến, tôi muốn quay trở lại với lời lẽ của vị thiên sứ đã đến viếng mấy gã chăn chiên trên vùng đồi núi xứ Giuđê đêm hôm ấy. Trong lời lẽ của thiên sứ, chúng ta thấy sự vinh hiển đích thực của Lễ Giáng Sinh. Vì, vô luận chúng ta có thể làm điều chi khác, Lễ Giáng Sinh sẽ luôn luôn nói về Con Trẻ ra đời tại thành Bếtlêhem. Tối nay, tôi muốn có một cái nhìn vào lai lịch có ba phần của Con Trẻ thành Bếtlêhem. Hãy chú ý những điều thiên sứ đã phán về Con Trẻ nầy là ai.
I. ĐẤNG CỨU THẾ – TƯỚC HIỆU CỦA SỰ CHẤP NHẬN
A. Sứ mệnh của Con Trẻ nầy không phải là cứu kẻ giàu có, hay người công bình. Ngài đã đến để buông tha cho tội nhân được tự do – Luca 19:10. Ngài đã đến để cứu những người bị ruồng bò– Mác 2:17.
B. Là Đấng Cứu Thế, Chúa Jêsus đã cung ứng 3 phần quan trọng cho hạng tội nhân:
1. Chúng ta được tiếp nhận trong Ngài – Êphêsô 1:6 (sự tiếp nhân)
2. Chúng ta được giải cứu trong Ngài – Được giải cứu ra khỏi án phạt của tội lỗi. Khải huyền 1:5; I Phierơ 1:18-19 (sự giải cứu)
3. Chúng ta được bảo hộ trong Ngài – Người nào Chúa Jêsus cứu được cứu cho đến đời đời – Giăng 6:37; I Phierơ 1:5 (sự bảo tồn)
C. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài đã đến không phải như Quan Án, mà là Đấng Cứu Thế – Giăng 3:17
II. ĐẤNG CHRIST – TƯỚC HIỆU CỦA SỰ ĐẾN GẦN
A. Con Trẻ nầy đã đến để cung ứng nhiều thứ hơn là ơn cứu rỗi. Ngài đã đến để giúp cho chúng ta đến gần trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời Toàn Năng.
B. Nhờ Chúa Jêsus, chúng ta có thể:
1. Đến gần Đức Chúa Cha – Hêbơrơ 4:16 (Minh hoạ: Chúa Jêsus là phương tiện đến gần duy nhất – I Timôthê 2:5)
2. Kêu nài với Đức Chúa Cha – Giăng 16:23
C. Danh xưng "Christ" đề cập tới Chúa Jêsus là "Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm đã được xức dầu". Trong chức vụ nầy, Ngài cầu xin Đức Chúa Cha vì ích cho chúng ta. Ngài làm điều nầy trong hai cách:
1. Ngài trình với Đức Chúa Cha vì ích cho chúng ta– Hêbơrơ 7:25
2. Ngài nài xin trường hợp của chúng ta trước ngôi của Đức Chúa Trời – I Giăng 2:1
III. CHÚA – TƯỚC HIỆU CỦA UY QUYỀN
A. Khi thiên sứ gọi Jêsus là Chúa, Ngài đang đề cập đến Đấng đang nắm quyền tuyệt đối.
B. Tước hiệu nầy của Chúa chúng ta là một sự nhắc nhớ cho từng Cơ đốc nhân thấy rằng Đức Chúa Jêsus Christ là quyền uy tuyệt đối trong đời sống của chúng ta. Chúng ta cần phải đặt Ngài ở địa vị Đầu trong từng lãnh vực cuộc sống của chúng ta. (Minh hoạ: Rôma 12:1-2)
C. Mạng lịnh của Đức Chúa Trời cho sự vâng phục hoàn toàn không phải là quá nhiều không cầu xin được đâu. Ngài biết rỏ tình yêu chơn thật luôn luôn được tỏ ra bởi sự vâng phục đối với Ngài.
Phần kết luận: Đây là thời điểm Lễ Giáng Sinh! Như vậy, chúng ta cần phải nhớ rằng lý do chúng ta có mặt ở đây đêm nay là vì một con trẻ ra đời vào trong thế gian cách đây 2.000 năm. Con Trẻ ấy không phải là một con trẻ tầm thường đâu. Là Cứu Chúa, Ngài xứng đáng với sự thờ lạy của chúng ta. Là Christ, Ngài xứng đáng cho sự nương cậy của chúng ta. Là Chúa, Ngài xứng đáng cho sự vâng phục của chúng ta. Là Chúa Jêsus, Ngài xứng đáng với mọi sự mà chúng ta dâng cho Ngài. Có phải bạn đã dâng cho Chúa Jêsus mọi sự của bạn trong dịp Lễ Giáng Sinh nầy không?