Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

Bài 13 Luca 2:8-20: KHI MẤY GÃ CHĂN CHIÊN GẶP GỠ


Luca 2:8-20

KHI MẤY GÃ CHĂN CHIÊN GẶP GỠ

Phần Giới Thiệu: Mùa Giáng Sinh có thể sẽ trở thành một thời điểm rất nguy hiểm! Không, tôi không đề cập tới việc mua sắm ở Siêu thị Wal-Mart đâu, mặc dù bạn đang nắm lấy đời sống của mình trong tay khi bạn đi đến đó vào thời điểm nầy trong năm. Tôi đang nói tới truyện tích Chúa Giáng Sinh. Có một mối nguy hiểm mà chúng ta có thể nghe thấy thường xuyên đến nỗi trở nên rất quen thuộc. Có một mối nguy hiểm, chúng ta sẽ đánh mất ý nghĩa của sứ điệp vì chúng ta quá quen thuộc với nó.

Mỗi năm chúng ta thuật lại cùng truyện tích nầy theo cùng những phương thức. Chúng ta nói tới mấy gã chăn chiên, các thiên sứ, mấy thầy bác sĩ, Mary và Giôsép cùng Con Trẻ Jêsus. Nếu chúng ta không cẩn thận việc vận dụng hàng năm về lẽ thật quí báu nầy sẽ khiến cho chúng ta xem đấy chỉ là một việc hiển nhiên mà thôi. Hết thảy chúng ta đều biết rõ các chi tiết và nếu chúng ta không cẩn thận, tính cách quen thuộc của chúng ta với truyện tích Chúa Giáng Sinh có thể khiến cho chúng ta hời hợt với câu chuyện thực sự thật là lạ lùng dường bao.

Vì vậy hôm nay, tôi muốn thách bạn xem lại câu chuyện ấy một lần nữa thay vì lần đầu tiên. Chúng ta hãy khởi sự với lời tuyên bố sự ra đời của Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Trời công bố với ai sự ra đời của Con Ngài vậy? Bạn trông mong lời tuyên bố sẽ đến với ai chứ?

Chúng ta có thể nhìn thấy thể nào Đức Chúa Trời đã chọn công bố sự ra đời của Đấng Christ với vua Hê-rốt. Chúng ta có thể nhìn thấy thể nào Ngài muốn công bố sự ra đời theo một nghi thức huy hoàng tại Đền Thờ được điều hành bởi Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm. Nhưng chúng ta gặp phải bối rối khi tìm hiểu lý do tại sao Ngài lại chọn mấy gã chăn chiên kia kìa.

Việc công bố sự ra đời của Con Đức Chúa Trời không được thực hiện với một vì vua đang sống trong cung điện xa hoa. Việc công bố ấy không được thực hiện với một thầy tế lễ trong Đền Thờ. Việc công bố đó không được thực hiện với người giàu có, với những người quyền thế, hoặc với hạng người quan trọng nhất ở trong xứ. Việc công bố về sự ra đời của Đấng Mêsi; về Đấng sẽ lớn lên để chịu chết trên một cây thập tự vì tội lỗi của kẻ bị mất, đã được thực hiện với một nhóm gồm mấy gã chăn chiên.

Ở chỗ tốt nhứt, mấy gã chăn chiên là hạng người tầm thường, bình dị. Họ chẳng phải là hạng người tinh túy của xã hội. Ở chỗ tệ hại nhất, họ là hạng người bẩn thỉu, xấu xa, phấn lớn họ đều là những người bị ruồng bỏ của xã hội và tôn giáo.

Gần như là mấy gã chăn chiên nầy đang chăn giữ bầy chiên của họ phía ngoài thành Bết-lê-hem. Trong mọi câu chuyện kể lại, họ đang lo chăn giữ bầy chiên, chúng được nuôi lớn lên để sử dụng làm các thứ của lễ tại Đền Thờ trong thành Jerusalem. Họ là nhóm người sau cùng mà bạn sẽ trông mong Đức Chúa Trời đưa ra loại công bố như thế nầy cho. Họ chính là nhóm người đã được chọn để nghe được những tin tức vinh hiển nói tới sự ra đời của Đấng Cứu Thế.    

Câu chuyện nầy nói tới việc công bố của Đức Chúa Trời về sự ra đời của Đức Chúa Jêsus Christ cho mấy gã chăn chiên chứa một số lẽ thật rất quan trọng. Những lẽ thật nầy vẫn còn rất quan trọng cho bạn và tôi hôm nay. Tôi muốn chia sẻ các lẽ thật nầy với bạn khi tôi rao giảng từ phân đoạn Kinh thánh nầy. Hôm nay, tôi muốn chúng ta hãy suy nghĩ về “Khi Mấy Gã Chăn Chiên Gặp Gỡ”. Khi mấy gã chăn chiên gặp gỡ Đấng Chăn Giữ Linh Hồn, đời sống của họ đã thay đổi cho đến đời đời. Đấy là sứ điệp quan trọng nhất trong mọi sứ điệp nói tới mùa Giáng Sinh nầy, và từng mùa lễ Giáng Sinh.

I. HỌ ĐÃ KINH NGHIỆM ĐIỀU ĐÁNG KINH NGẠC (câu 9)

Kinh thánh giới thiệu cho chúng ta biết một nhóm các gã chăn chiên, họ đang ở ngoài đồng lúc ban đêm, đang hướng con mắt bảo hộ vào bầy chiên mà họ đã được giao cho. Đối với họ, đây là một đêm nhàm chán khác với bầy chiên. Khi ấy, đột nhiên, bầu trời đầy dẫy với ánh sáng. Một thiên sứ giáng xuống từ Trời, ánh sáng phủ lấy Ngài. Trạng thái tĩnh mịch của buổi tối bị tan vỡ hẳn đi và Kinh thánh chép: “họ rất sợ hãi”. Cụm từ ấy có ý nói rằng họ họ bị “nỗi sợ ghê gớm lắm bắt lấy, và với ước muốn bỏ chạy đi”, họ rất đỗi kinh sợ!

Họ rất đỗi sợ hãi, chẳng có gì phải kinh ngạc cả. Hãy tưởng tượng xem họ là ai và đang nhìn xem mọi điều họ đã trông thấy.

Vấn đề nổi cộm nhất trong phân đoạn Kinh thánh nầy là ai đã nhận lãnh sự thăm viếng nầy từ Trời. Thiên sứ của Đức Chúa Trời đến với hạng người bị xem khinh nhất trong loài người. Ngài đến với hạng người là thứ bị xã hội đáng kính ruồng bỏ khi ấy. Họ không được phép làm chứng tại toà án thời ấy, chẳng ai nghĩ họ có sự thật thà, ngay thẳng cả. Mấy gã chăn chiên bị liệt thấp xuống trong bảng danh sách những kẻ bị xã hội ruồng bỏ, thấp hơn họ thì chỉ có hạng người bị phung hủi mà thôi.

Tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã chọn mấy gã chăn chiên vì Ngài muốn tỏ ra rằng tình yêu của Ngài, ân điển của Ngài đang sẵn có cho mọi người; rằng Ngài không thiên vị ai hết. Ngài tỏ ra chẳng có gì đáng trọng nể đối với các vì vua cũng như đối với những kẻ lao động với tiền công tính theo giờ.

Có thể bạn nghĩ: Nếu Đức Chúa Trời biết rõ tôi đang tồn tại, có lẽ Ngài chẳng có một suy nghĩ đáng ưa nào về tôi!

Chắc có nhiều người nghĩ suy như thế lắm. Nhưng cho dù bạn có thể nghĩ mình là vô nghĩa đến ngần nào đi nữa, Đức Chúa Trời biết rõ bạn và bạn rất là quan trọng đối với Ngài.

Sứ đồ Phaolô giải thích điều nầy trong thư tín thứ nhứt của mình gửi cho người thành Côrinhtô - I Côrinhtô 1:26-28.

Bạn còn nhớ nỗi kinh ngạc mà bạn đã cảm nhận khi Chúa đến với bạn, kéo bạn đến với Đức Chúa Jêsus Christ không? Bạn còn nhớ nỗi sợ hãi đã xâm chiếm tấm lòng của bạn không? Bạn có nhớ nỗi kinh ngạc khi bạn nhìn biết lẽ thật, rằng Đức Chúa Trời muốn có bạn ngay giây phút ấy trong mọi người trên thế gian không! Đấy là khoảnh khắc đáng kinh ngạc khi Đức Chúa Trời xen vào đời sống của bạn, song đấy đúng là một ơn phước! Đấy là bước thứ nhứt trong việc nhìn thấy đời sống của bạn được thay đổi cho đến đời đời!

I. Họ đã kinh nghiệm điều đáng kinh ngạc

II. HỌ ĐÃ NHẬN ĐƯỢC LỜI CÔNG BỐ (các câu 10-14)

Hãy chú ý với tôi, sứ điệp thiên sứ mang đến từ Đức Chúa Trời đã nói tới nhu cần quan trọng nhất của họ. Khi thiên sứ phán: “đừng sợ”, Kinh thánh chép rằng họ “rất sợ hãi”. Khi sứ giả thiên sứ kia xuất hiện, mấy gã chăn chiên đã phản ứng như một con người bình thường, họ rất sợ hãi.

Lời công bố họ đã nhận lãnh rất riêng tư – Thiên sứ phán: “hôm nay đã sanh cho các ngươi...”. Sứ điệp đến từ Trời, ấy là Đức Chúa Trời chiếu cố đến từng cá nhân. Ngài quan tâm đến bạn đấy! Khi Đức Chúa Jêsus Christ đến với trần gian nầy, Ngài đã đến như Cứu Chúa của thế gian, nhưng Ngài cũng đã đến để làm Cứu Chúa của bạn. Hãy ngợi khen Đức Chúa Trời! Tôi vui mừng khi tôi nghĩ đến Ngài chịu chết vì tội lỗi của nhiều người, nhưng tôi không còn tự chủ được nữa khi nghĩ rằng Ngài đã chịu chết vì tôi!

Lời công bố họ đã nhận lãnh là rất có năng quyền – Thiên sứ nói với họ về một Con Trẻ. Không những bất kỳ con trẻ nào, mà là một Con Trẻ rất đặc biệt. Một Con Trẻ được xác định bằng ba danh xưng rất đặc biệt. Sứ điệp nói tới một sự ra đời không phải là không bất thường, nhưng sứ điệp nói tới sự ra đời nầy là sứ điệp phi thường, vì Con Trẻ nầy rất khác biệt đối với từng đứa trẻ khác đã từng, hay sẽ từng ra đời trên thế gian. Các tước hiệu được thiên sứ gán cho Ngài tuyên bố tình trạng có một không hai của Ngài.

Ngài được gọi là “Cứu Chúa” – Ngài là Đấng sẽ phó sự sống Ngài vì tội lỗi của dân sự Ngài. Ngài là Đấng đã rủ bỏ thần tính của Ngài khi làm người và đã đến trong thế gian nầy để chịu chết trên thập tự giá, Philíp 2:5-8. Ngài là Đấng đã đến để làm những gì các thứ của lễ, huyết đổ ra trong đền tạm và đền thờ không bao giờ làm được. Minh hoạ: Hêbơrơ 10:11-14: Phàm thầy tế lễ mỗi ngày đứng hầu việc và năng dâng của lễ đồng một thức, là của lễ không bao giờ cất tội lỗi được, còn như Đấng nầy, đã vì tội lỗi dâng chỉ một của lễ, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời, từ rày về sau đang đợi những kẻ thù nghịch Ngài bị để làm bệ dưới chân Ngài vậy. Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời”. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài là Cứu Chúa của hết thảy những ai chịu tin theo đạo Tin Lành!Vả, nếu chúng ta khó nhọc và đánh trận, ấy là đã để sự trông cậy ta trong Đức Chúa Trời hằng sống, Ngài là Cứu Chúa của mọi người, mà nhất là của tín đồ (I Timôthê 4:10).

Ngài được gọi là “Christ” – Từ ngữ nầy cho chúng ta biết rằng Ngài là “Đấng Chịu Xức Dầu; Đấng Mêsi”. Ngài là Đấng được hứa từ lúc sáng thế, Sáng thế ký 3:15. Ngài là Đấng đã được hình dung trước trong mọi thứ của lễ và mọi lời tiên tri trong Cựu Ước. Ngài là Đấng Đức Chúa Trời đã phán sẽ ngự đến. Ngài là Đấng mà người Do thái đã trông đợi từng hồi từng lúc khi họ dâng của lễ và giữ lễ. Ngài là Đấng mà cả thế gian đều trông đợi.

Ngài được gọi là “Chúa” – Tước hiệu nầy xác định Ngài là Đức Chúa Trời Chí Cao. Con Trẻ bé nhỏ nầy là Đấng đã phán thì vũ trụ bước vào sự hiện hữu. Ngài là Đấng dựng nên con người bằng bụi đất rồi hà sanh khí vào lỗ mũi. Ngài là Đấng điều khiển quỹ đạo của các hành tinh và các dãy thiên hà. Ngài là Đấng cho phép chuyển động của từng mãy bụi nhỏ bé nhất. Ngài là Chúa Tể của muôn vật! Tuy nhiên, Ngài nằm trong thành Bết-lê-hem, trong thân vị của một Con Trẻ vô dụng! Đúng là ân điển! Đúng là tình yêu thương! Đúng là sự vinh hiển! Khi nghĩ rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng sẽ tự hạ mình xuống để đến trong thế gian nầy như một đứa trẻ vô dụng, để cho chúng ta sẽ được cứu!

Bạn cũng có thể có một tấm lòng đầy dẫy với sợ hãi trong mùa lễ Giáng Sinh nầy. Sợ về sức khoẻ, gia đình, công ăn việc làm, kinh tế, hay các tình trạng của thế giới. Nhưng chúng ta không cần phải lo sợ; chúng ta có “sự vui mừng lớn”. Tại sao chứ? Cứu Chúa đã ra đời! Kinh thánh đã được ứng nghiệm! Đấng Christ là CHÚA TỂ của muôn vật!

Cũng hãy chú ý là các tin tức nầy sẽ được rao cho “muôn dân”. Những tin tức nầy không những dành cho một ít người được ơn. Kinh thánh chép: “Hễ ai chịu đến”. Chúa Jêsus đã đến để trả giá cho tội lỗi của hết thảy những ai nhơn đức tin chịu đáp ứng lại với, tin theo sứ điệp của Ngài. Ngài đang sẵn có cho mọi người.

Sau khi thiên sứ tái khẳng định rằng họ không cần phải sợ hãi nữa, các câu 13-14 chép: Bỗng chúc có muôn vàn thiên binh với thiên sứ đó ngợi khen Đức Chúa Trời rằng: ‘Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, Bình an dưới đất, ân trạch cho loài người!’” Đã có một tia chớp nhoáng và rồi các thiên sứ vây chung quanh mấy gã chăn chiên, họ đã bị hoang mang rồi! Cụm từ “muôn vàn”, không đề cập đến 50, hay đến 150, hoặc đến 1.500, mà đến một con số nhiều quá không đếm được. Đúng là đáng kinh ngạc khi xem xét đội binh ở trên trời đã trải dài từ đường chân trời nầy đến đường chân trời kia chứng kiến biến cố đáng ngạc nhiên nhất trong lịch sử của vũ trụ.

Khi ấy, cơ binh trên trời bắt đấu hát ngợi khen. Kinh thánh chép ở Gióp 38:7 rằng ở sự sáng tạo các thiên sứ đồng hát hòa nhau, và các con trai Đức Chúa Trời cất tiếng reo mừng”, giờ đây họ hiệp các giọng hát lại một lần nữa để nghinh đón sự ra đời của Cứu Chúa nhân loại.

Dấu hiệu ban cho họ, ấy là họ sẽ tìm gặp Con Trẻ Christ đang nằm trong chiếc máng cỏ. Không một con trẻ nào khác tại thành Bết-lê-hem đã chào đời trong chuồng chiên đêm hôm ấy. Không một con trẻ nào khác ở thành Bết-lê-hem sẽ được tìm gặp nằm trong chiếc máng cho súc vật ăn đâu!

 I. Họ đã kinh nghiệm điều đáng kinh ngạc
II. Học đã nhận lãnh lời tuyên bố

III. HỌ THỂ HIỆN SỰ CÔNG NHẬN (các câu 15-16)
Họ, mấy gã chăn chiên, lắng nghe sứ điệp của các thiên sứ và họ đang phản ứng. Cách thức họ đáp ứng lại với sứ điệp ấy đã làm thay đổi con đường sự sống và tính đời đời của họ. Hãy chú ý những điều họ đã làm:
•  Họ có thể tranh cãi về việc ấy. Họ có thể ngồi xuống rồi phân tích mọi điều mà mình sẽ lo làm. Có thể là họ cần phải rời khỏi bầy chiên ngay? Sẽ ra sao nếu có việc gì đó xảy ra khi họ đã ra đi rồi? Nói đi, nói đi và hãy nói nhiều nữa đi. Đôi khi chúng ta thực sự tự nói ra về việc đáp ứng lại với đức tin.
•  Họ đã chối bỏ việc ấy. Có thể họ nói: Điều nầy không dành cho tôi! Sứ điệp nầy xẳng quá không thể tin theo được. Có người tin sứ điệp Tin Lành là quá cường điệu.
•  Họ đã phân tích tỉ mỉ sứ điệp đó. Có thể họ nói như sau: “Giờ mà đi đến thành Bết-lê-hem thì xa quá! Sứ điệp nầy đòi hỏi nhiều quá!” Chúng ta thường gạt bỏ điều chi chúng ta nghĩ nó đòi hỏi quá nhiều nơi chúng ta.
•  Họ có thể nghi ngờ sứ điệp đó. Có thể họ bỏ qua sứ điệp ấy. Họ có nhiều lời cáo lỗi sẽ giữ họ không kiểm chứng câu chuyện mà họ mới vừa nghe. Có thể lắm họ nói như sau: “Chuyện không thể xảy có như tôi mới nghe được. Không biết lý do tại sao câu chuyện ấy lại được thuật cho chúng tôi nghe. Chúng tôi chắc sẽ quên mất”.
•  Nhưng mấy gã chăn chiên chọn tin theo. Đức tin của họ được thể hiện ra qua lời lẽ của họ, họ không nói:Chúng ta hãy đi và xem coi những việc nầy có thực không?” Họ đã nói: “Giờ đây, chúng ta hãy đi rồi xem coi chuyện gì đã xảy ra”. Họ đã đáp ứng lại với đức tin chân thật!
•  Nghe nói về Chúa Jêsus thì chưa phải là đủ đâu. Cũng chưa đủ khi nhìn vào chiếc máng cỏ rồi nói: “Ôi xinh đẹp quá. Bối cảnh cảm động nầy khiến cho tôi có nhiều cảm xúc tốt lành”. Nhưng sự thực cho thấy rằng nếu Chúa Jêsus chào đời tại thành Bết-lê-hem cả ngàn lần mà không ngự vào lòng bạn, bạn vẫn sẽ bị hư mất cho đến đời đời. Bạn có thể có được nhiều cảm xúc trong dịp Lễ Giáng Sinh, và có cảm xúc ấm áp song nếu Đấng Christ không chào đời trong tấm lòng của bạn, đúng là một sự chế giễu trong lý do Ngài đã ngự đến.

Những gì họ thực sự đã làm là những điều đã làm thay đổi đời sống của họ, các câu 15-16. Họ chỉ nắm bắt sứ điệp ngay khi ấy rồi đi đến thành Bếtlêhem để nhìn xem Con Trẻ Christ. Đấy là đáp ứng duy nhứt đối với lời mời gọi của Đức Chúa Trời sẽ đem ơn cứu rỗi đến cho linh hồn. Khi sứ điệp đến với một tội nhân hư mất, đây mới là giây phút đặc biệt. Một là tội nhân sẽ ấp ủ lấy sứ điệp rồi đến với Đấng Christ, hoặc họ sẽ chối bỏ sứ điệp rồi tiếp tục sống trong tội lỗi của họ. Những gì họ làm với sứ điệp của đạo Tin Lành quyết định họ sẽ sống phần đời còn lại, và nơi mà họ sẽ đi đến khi cuộc sống đời nầy qua đi. Minh hoạ: Giăng 8:24: Nên ta đã bảo rằng các ngươi sẽ chết trong tội lỗi mình; vì nếu các ngươi chẳng tin ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi các ngươi”.

Tiếp nhận sứ điệp của đạo Tin Lành có nghĩa là một đời sống được thay đổi trong đời nầy cho người tin Chúa, II Côrinhtô 5:17. Nó cũng có ý nói: một sự thay đổi cõi đời đời dành cho họ khi đời nầy qua đi, Giăng 14:1-6.

Vì vậy, thắc mắc phải được đưa ra và giải đáp lúc bây giờ là đây: Bạn xử thế nào với Chúa Jêsus?

 I. Họ đã kinh nghiệm điều đáng kinh ngạc
II. Học đã nhận lãnh lời tuyên bố
III. Họ thể hiện sự công nhận

IV. HỌ HƯỞNG LẤY SỰ NÂNG CẤP (các câu 17-18, 20)
Mấy gã chăn chiên nghe theo lời mời gọi, và họ đáp ứng với sự mời gọi đó và đã hướng về thành Bếtlêhem. Câu 17 chép: “...Đã thấy vậy”. Nghe nói về Chúa Jêsus là một việc, nhưng nom thấy Ngài tận mắt mình tạo nên mọi sự khác biệt trong cuộc sống. Khi họ tận mắt mình gặp Ngài, họ cũng muốn nhiều người khác nhận biết Ngài, câu 17.

Khi mấy gã chăn chiên gặp gỡ Chúa Jêsus, họ đã được nâng cấp thành hàng giáo sĩ. Đức Chúa Trời đã nắm lấy mấy gã chăn chiên bình dị nầy, rồi sai họ đi ra với sứ điệp nói tới ơn cứu rỗi qua Đức Chúa Jêsus Christ. Là những giáo sĩ đầu tiên của kỷ nguyên Tân Ước, họ không nhấn mạnh vào việc gặp gỡ thiên sứ, hay nghe một ca đoàn thiên sứ cất tiếng hát vang lừng. Họ cũng không trụ lại ở chỗ kinh sợ như bao ngày trước. Sở thích chính của họ là tường thuật lại “mọi điều đã truyền cho họ về Con Trẻ nầy”.

Trên đường trở về với bầy chiên của mình, họ thuật lại cho mọi người biết họ đã gặp Con Trẻ, việc ấy đã làm thay đổi đời sống của họ, và về sứ điệp mà thiên sứ đã ban cho họ.

Khi đích thân chúng ta gặp gỡ Chúa Jêsus, chúng ta muốn nhiều người khác cũng gặp gỡ Ngài. Có một sự khát khao nẩy ra trong chúng ta muốn nhìn thấy bạn bè, gia đình và người quen được dẫn đến với đức tin trong Đấng Christ.

Tôi tự hỏi, có bao nhiêu người họ gặp trong câu 18 đang nhặng xị lên. Tôi muốn nghĩ rằng có thể ai đó trong số người ấy đã bước đến gần chiếc máng cỏ rồi tự hạ mình xuống trước mặt Chiên Con của Đức Chúa Trời.

Chúng ta không hề biết ai sẽ đáp ứng trong đức tin đối với sứ điêp Tin Lành. Bổn phận của chúng ta là nói cho họ biết; còn cứu rỗi họ là công việc của Đức Chúa Trời. Có người đến nói cho tôi biết, và tôi phải đích thân mình xem thấy. Đấy là lý do tại sao tôi có mặt ở đây hôm nay!

Chúng ta hãy nhớ mấy gã chăn chiên nầy là ai, họ đúng là con người, họ sống thô thiển, khó khăn, và có lẽ bạn sẽ không muốn em gái hay con gái của mình quan hệ với họ. Việc kỷ niệm mấy gã chăn chiên nầy đang thực thi không phải là sự ngợi khen điệu nghệ mà người có học thốt ra, cũng chẳng phải là sự suy gẫm trầm mặc của hàng học giả đâu. Khi Kinh thánh chép rằng họ “làm sáng danh và ngợi khen Đức Chúa Trời”câu 20; đây rõ ràng là loại ngợi khen và sự tôn vinh duy nhứt họ biết là sự ngợi khen lớn tiếng, ồn ào và phấn khích, và tôi nghĩ sự khen ngợi ấy làm nở ra một nụ cười trên gương mặt của Đức Chúa Trời. Họ đã gặp gỡ Chúa và sự gặp gỡ ấy đầy dẫy tấm lòng của họ với sự phấn khích.

Cũng thực y như thế với chúng ta. Khi gặp gỡ Ngài, hãy đầy dẫy linh hồn với sự ngợi khen và làm sáng danh Ngài.

Câu 20 chép rằng mấy gã chăn chiên đã nhìn thấy cảnh tượng kỳ diệu thể ấy phải quay trở lại với công việc tầm thường. Điều đó là thực cho chúng ta mỗi năm, vì sự kỷ niệm Lễ Giáng Sinh là một thời điểm rất đặc biệt. Nhưng khi cuộc vui và sự phấn khích qua đi, chúng ta phải trở lại với công ăn việc làm và với mọi trách nhiệm của chúng ta. Nhưng mấy gã chăn chiên đã trở lại đầy dẫy với mọi điều đã xảy ra trong đời sống, họ không thể giữ cho riêng mình, không lo chia sẻ những tin tức tốt lành với mọi người họ đã tiếp xúc với. Họ đã trở lại với mọi sinh hoạt bình thường của cuộc sống, nhưng đời sống của họ không còn y như trước đây nữa.

Nếu chúng ta chỉ có thể gặp gỡ Đấng Christ, vào dịp Lễ Giáng Sinh, và suốt cả năm, chúng ta sẽ không bao giờ sống y như trước nữa!

Phần kết luận: Là một gã chăn chiên đã sống thật cô độc, mệt mỏi, thường là nhàm chán và tẻ nhạt, lại có những lúc nguy hiểm cực kỳ nữa. Bạn biết điều chi đã khiến cho mấy gã chăn chiên đi ra không? Đó là hy vọng. Đức Chúa Trời đã hứa với dân sự Ngài rằng một ngày kia Ngài sẽ sai phái Đấng Mêsi đến, rồi khi Đấng Mêsi đã đến, mọi sự sẽ ra khác đi. Chính niềm hy vọng ấy đã nung nấu trong tấm lòng của họ và khiến cho họ phải đi ra. Khi mấy gã chăn chiên ấy đã gặp gỡ Đức Chúa Trời, mọi sự đà thay đổi ra tốt đẹp hơn.

Còn về chúng ta thì sao? Có những lúc, khi cuộc sống trở nên khó chịu và chúng ta thêm phần mệt mỏi hơn. Việc gặp gỡ Chúa Jêsus khiến cho hy vọng tiêm nhiễm vào đời sống của chúng ta. Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời vì cớ món quà ân điển của Ngài! Có những lúc khi chúng ta tự hỏi điều giá trị nào khiến cho chúng ta phải đi ra luôn. Nhưng Chúa đã hứa rằng một ngày kia Ngài sẽ trở lại. Ngài sẽ ngự đến vì hết thảy chúng ta, mấy gã chăn chiên và các vì vua, những người khôn ngoan và mấy nhà nông kia. Ngài đang ngự đến vì dân sự của Ngài. Ngài sẽ lau khô hết nước mắt rồi cất bỏ hết mọi nổi đau. Sẽ chẳng còn có sự chết và chẳng có ai chào “good bye” nữa. Và kế đó chúng ta sẽ nói, Sự gặp gỡ ấy là mọi sự, sự gặp gỡ đó có giá trị lớn lắm!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét