Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Bài 7 Luca 2:1-20: "NHỮNG NGƯỜI CHÚNG TA ĐANG BỎ RA NGOÀI LỄ GIÁNG SINH"


Luca 2:1-20

NHỮNG NGƯỜI CHÚNG TA
ĐANG BỎ RA NGOÀI LỄ GIÁNG SINH

Phần giới thiệu: Đối với hầu hết mọi người, Lễ Giáng Sinh là thời điểm kỳ diệu trong năm. Cơ đốc nhân kỷ niệm như chúng ta suy nghĩ về Đức Chúa Trời sai phái Con Ngài, Đức Chúa Jêsus Christ vào trong thế gian để chịu chết vì tội lỗi của chúng ta. Đây là thời điểm để gia đình tề tựu về cùng những bữa ăn ngon lành. Đây là thời điểm dành cho cây cối, trang hoàng với kim tuyến, nhiều ngọn đèn, cùng các giai điệu Giáng Sinh. Đây là thời điểm của cho và nhận. Đây là thời điểm khi hết thảy chúng ta dừng lại, suy gẫm về lý do tại sao chúng ta có mùa lễ ở chỗ thứ nhứt. Đây là thời điểm để dâng lời cảm tạ, và tán thưởng những người nào quí báu nhất trong đời sống của chúng ta.

Tuy nhiên, đối với nhiều người khác, Lễ Giáng Sinh là thời điểm của cô độc và buồn rầu, khi chúng ta xử lý với nỗi đau trong lòng khi vắng bóng những người không còn sống ở đây nữa. Đối với nhiều người khác nữa, Lễ Giáng Sinh là một Lễ rất đau lòng vì họ thiếu tài chánh để cho những người họ yêu mến những thứ mà họ muốn cho những kẻ ấy. Đối với nhiều người, đây là thời điểm để họ mãi mê với những thức ăn ngon lành, quay quần bên những gói quà, khắc phục nhiều nan đề gắn với kỳ lễ, và nỗ lực để bù đắp lại các thất bại trong năm ngoái.

Lễ Giáng Sinh là thời điểm kỷ niệm dành cho Hội thánh. Có lẽ Chúa Jêsus chào đời vào thời điểm nào đó trong năm thì chẳng phải là vấn đề đâu. Dù đó là mùa xuân, mùa hè, mùa thu hay mùa đông thì chẳng phải là vấn đề. Vấn đề, ấy là Đức Chúa Trời đã yêu thế gian đến nỗi Ngài đã sai Con yêu quí của Ngài vào thế gian để nhiều tội nhân sẽ được cứu ra khỏi tội lỗi của họ, ra khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời, và ra khỏi hồ lửa của Địa Ngục.

Chung quanh nhà thờ, chúng ta kỷ niệm bằng cách hát lên những bài Thánh ca Giáng Sinh, rao ra các bài giảng nói về Chúa Giáng Sinh, dạy dỗ những bài học Giáng Sinh trong Lớp Trường Chúa Nhật, và có những vở kịch nói về Chúa Giáng Sinh. Tôi không biết về bạn, nhưng tôi thích những vở kịch Giáng Sinh ở nhà thờ. Họ không phải là diễn viên chuyên nghiệp, mặc dù tôi nhận thấy vỡ kịch năm nay sẽ cạnh tranh với xuất phẩm của Broadway. Cái điều tôi ưa thích về những vỡ kịch Giáng Sinh, ấy là họ đang rao giảng Tin Lành. Hạng người bị hư mất đến xem, họ có cơ hội để nghe nói về lý do tại sao Đức Chúa Jêsus Christ đã ngự vào thế gian, và các thánh đồ có cơ hội để được nhắc nhớ về tình yêu và ân điển rời rộng của Đức Chúa Trời đến nỗi đã cung ứng cho họ một Đấng Cứu Thế.

Phần tôi ưa thích trong vở kịch Giáng Sinh là bối cảnh Đêm Giáng Sinh. Bạn biết cảnh ấy, khi Mary và Giôsép xuất hiện và đặt Con Trẻ Jêsus vào trong máng cỏ!?! Có một ngôi sao phía trên đầu, và chúng ta được nhắc nhớ đến bối cảnh khiêm hạ trong sự ra đời của Cứu Chúa chúng ta. Mấy gã chăn chiên đến. Các thiên sứ hiện ra. Mấy thầy bác sĩ cũng xuất hiện. Và, mấy em thiếu nhi giả trang như bầy chiên, mấy con lừa, và mấy con bò cũng có ở đó nữa.

Bối cảnh Chúa Gián g Sinh, thật như vốn có, nhắc cho chúng ta nhớ đến một lẽ thật rất quan trọng. Bối cảnh ấy nhắc cho chúng ta nhớ rằng trong dịp Lễ Giáng Sinh, chúng ta đang kỷ niệm sự Chúa hoá thân thành nhục thể. Chúng ta kỷ niệm khoảnh khắc khi Đức Chúa Trời trở nên xác thịt rồi bước đi giữa vòng loài người. Chúng ta kỷ niệm tình yêu và ân sũng của Đức Chúa Trời, Ngài bằng lòng gạt bỏ hết sự vinh hiển thiên thượng của Ngài để chào đời trong bối cảnh khiêm hạ nhất, hầu cho hạng người bị hư mất như chúng ta sẽ được cứu. Mọi sự chúng ta đặt để trong Lễ Giáng Sinh, và từng người tiêu biểu trong Lễ Giáng Sinh đã tôn vinh hiển cho Cứu Chúa.

Khi chúng ta nhìn xem Lễ Giáng Sinh, chúng ta thường mĩm cười với dáng vẻ kỳ lạ và tính đơn sơ của Lễ ấy. Chúng ta thấy thiệt là đáng buồn cười trong trang phục và trong chỗ rất khôi hài của các em. Chúng cứ ngọ nguậy luôn, vì là trẻ con, có phải không? Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn xem Lễ Giáng Sinh, tôi hy vọng Lễ ấy chạm đến chỗ nào đó sâu lắng trong tấm lòng của chúng ta. Tôi hy vọng Lễ ấy cứ mãi là một sự nhắc nhớ luôn rằng Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta; rằng Ngài đã ngự đến trần gian nầy để chịu chết vì chúng ta; rằng Ngài đã trả một giá không ai có thể nghĩ được để cung ứng một sự cứu rỗi thật vinh hiển cho hết thảy những ai chịu tiếp nhận Ngài.

Và, đấy là những gì là sai trật với Lễ Giáng Sinh. Chẳng có gì sai với cách nhìn xem Lễ ấy, hay với thứ trang phục chúng ta đang mặc, hay với sứ điệp chúng ta đang rao báo khi bày ra bối cảnh Giáng Sinh. Vấn đề với Lễ Giáng Sinh là ai bị bỏ sót từ Lễ ấy.

Hãy suy nghĩ xem. Mọi người chúng ta bày ra trong bối cảnh Giáng Sinh là có ai đó được mô tả là người đang thờ lạy Đức Chúa Jêsus Christ.

•  Thiên sứ đã thờ lạy Ngài - Luca 2:8-14
•  Mấy gã chăn chiên đã thờ lạy Ngài - Luca 2:8-20
•  Mấy thầy bác sĩ đã thờ lạy Ngài - Mathiơ 2:1-11
•  Những con thú, theo cách thức riêng của chúng, đã thờ lạy Ngài - Rôma 1:19-20

Vì vậy, chúng ta nhìn thấy nhiều người dính dáng vào bổi cảnh Chúa Giáng Sinh và đấy là những gì dầm thấm sâu xa vào tâm trí chúng ta. Chúng ta thấy có ấn tượng rằng Chúa Jêsus chịu chết vì mọi những người kính mến Ngài. Rằng Ngài đã đến trong thế gian đế phó mạng sống Ngài cho hạng người nhơn đức giữa vòng chúng ta. Toàn bộ câu chuyện chỉ có từng ấy thôi. Có nhiều người dính dáng vào truyện tích Chúa Giáng Sinh, họ không xuất hiện ra trong bối cảnh Chúa Giáng Sinh. Họ là những mảng bị bỏ quên trong truyện tích Chúa Giáng Sinh.

Cái điều chúng ta cần phải ghi nhớ trong dịp Lễ Giáng Sinh, và suốt cả năm, ấy là Đức Chúa Jêsus Christ đã không đến với thế gian nầy để chịu chết cho những người kính mến Ngài. Vì chẳng có ai kính mến Ngài theo cách tự nhiên đâu! Ngài đã đến để phó mạng sống Ngài cho những kẻ thù ghét Ngài và mong muốn Ngài chết đi. “…Chẳng phải kẻ mạnh khỏe cần thầy thuốc đâu, nhưng là kẻ có bịnh; ta chẳng phải đến gọi người công bình, nhưng gọi kẻ có tội Mác 2:17.

Cái điều tôi muốn nói trong sứ điệp nầy là hãy nhìn vào bối cảnh Chúa Giáng Sinh từ một góc cạnh khác biệt hoàn toàn kìa. Tôi muốn xới bối cảnh ấy lên. Tôi muốn đặt một số người vào bối cảnh Chúa Giáng Sinh để chúng ta đừng bao giờ nghĩ đến gồm cả những vai diễn trên sân khấu của chúng ta.

Tôi muốn rao giảng về Những Người Chúng Ta Đang Bỏ Ra Ngoài Lễ Giáng Sinh. Cho phép tôi chỉ cho bạn thấy một số nhóm mà Chúng Ta Đang Bỏ Ra Ngoài Lễ Giáng Sinh. Trong khi chúng ta bỏ số người nầy ra ngoài bối cảnh Chúa Giáng Sinh của chúng ta hết năm nầy sang năm khác, Đức Chúa Trời đã không gạt bỏ họ ra khỏi tình yêu và ân sũng của Ngài!

I.  CHÚNG TA BỎ RA NGOÀI KẺ DỐT NÁT
Hạng người đầu tiên mà chúng ta sẽ xem xét đến là Caesar Augustus. Luca 2:1-6 cho chúng ta biết rằng Caesar Augustus đã ra lịnh “thu thuế” trong vương quốc của ông ta. Caesar Augustus là cháu của Julius Caesar, và là kẻ nối nghiệp của ông ta. Ông ta đã chọn danh Augustus như một sự cống hiến trạng thái vĩ đại của ông ta. August [tháng Tám] của chúng ta được đặt theo tên của ông ta.

Augustus đã ra lịnh cho dân sự ông ta phải nộp thuế. Điều nầy có ý nói rằng ông ta đang thực hiện một cuộc điều tra dân số. Chúng ta muốn dứt bỏ bao nhiêu người hiện có trong vương quốc của ông ta. Có lẽ ông ta đã lo công việc nầy như sự chuẩn bị thâu một thứ thuế trên dân sự để làm tăng doanh thu.

Caesar Augustus tự xem mình là một vì thần. Từng công dân Lamã bị buộc phải nộp một chút hương trên bàn thờ rồi thờ lạy ông mỗi năm một lần. Cái điều Augustus không biết ấy là Đức Chúa Trời có một, chơn thật đang sử dụng tên Lamã dốt nát, nghèo ngặt nầy để hoàn thành ý chỉ tối thượng của Ngài. Cái điều Augustus không biết, ấy là Đức Chúa Trời đang sử dụng ông ta, là kẻ cầm quyền trên đế quốc quyền lực nhất trên thế gian, để hoàn thành ý chỉ tối thượng của Đức Chúa Trời là để làm ứng nghiệm một lời tiên tri từ ngàn xưa.

Chúng ta chẳng có cách gì để biết được những lý lẽ của con người về lý do tại sao Augustus đã định kỳ điều tra dân số như ông ta đã làm. Tuy nhiên, chúng ta biết rõ rằng Đức Chúa Trời có mặt ở đàng sau thời điểm ấy.Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài Galati 4:4–5.

Trở lại trong Vườn Êđen, Đức Chúa Trời đã hứa với Ađam và Êva rằng Ngài sẽ sai một Đấng Cứu Thế vào thế gian, Sáng thế ký 3:15. Đức Chúa Trời đã hành động xuyên suốt dòng lịch sử của con người cho tới chừng kỳ hạn trọn vẹn đã đến cho Ngài phải sai phái Con Ngài, là Chúa Jêsus. Đức Chúa Trời đã sai Chúa Jêsus đến khi nhiều điều kiện của con người đã đâu đó rõ ràng rồi.

Khi Đức Chúa Trời sai Con Ngài vào trong thế gian, thế giới ngày xưa đã hưởng lợi ở một số điều kiện rất là dễ dàng rao truyền những tin tức tốt lành nói tới ơn cứu rỗi. Một số điều kiện đấy là:
•  Luật pháp Lamã – Điều nầy đã bảo vệ Phaolô cùng nhiều người khác khi họ đi khắp thế giới Lamã và lo rao giảng Tin Lành.
•  Sự hoà bình của người Lamã – Việc thiếu vắng chiến tranh trong Đế Quốc Lamã đã giúp cho các Sứ đồ và nhiều tìn hữu đầu tiên khác đi lại thoải mái, không có sợ hãi.
•  Những con đường của người Lamã – Những con đường của người Lamã, một số các con đường ấy hãy còn sử dụng ngày nay, giúp cho các Cơ đốc nhân đầu tiên có được phương tiện đi lại dễ dàng từ thành nầy sang thành khác.
•  Ngôn ngữ Hylạp – Ngôn ngữ Hylạp, là ngôn ngữ phổ thông nhất trong thế giới thời bấy giờ, là ngôn ngữ trọn vẹn cho việc rao giảng Tin Lành. Tiếng Hylạp là thứ ngôn ngữ diễn cảm khiến cho lẽ thật sâu sắc được giải thích đến từng chi tiết.

Khi Augustus phấn phát chiếu chỉ của ông ta, ông ta không biết rằng mình cũng đang được Đức Chúa Trời sử dụng để làm ứng nghiệm lời tiên tri từ xa xưa. In Michê 5:1, Kinh Thánh chép: Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta, ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm, song từ nơi ngươi sẽ ra cho ta một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên; gốc tích của Ngài bởi từ đời xưa, từ trước vô cùng”. Vì các gia đình của Giôsép và Mary đều xuất thân từ thành Bếtlêhem, mạng lịnh được ban ra đã buộc họ phải đi từ thành Naxarét, Luca 2:4, đến thành Bếtlêhem, nơi Chúa Jêsus chào đời, Luca 2:6.

Augustus vốn chẳng biết gì về sự mình dính đáng đến chương trình tối thượng của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, ông là một phần trong truyện tích Giáng Sinh cũng như các thiên sứ và mấy gã chăn chiên kia vậy.

Chúa Jêsus đã ngự đến trong thế gian nầy để cứu những con người giống như Augustus. Ngài đã đến để cứu những kẻ nào đang dốt nát về Đức Chúa Trời và đang sống vì bản thân mình. Ngài đã đến để cứu kẻ bị chết mất, kẻ bị dối gạt, kẻ hư hoại, và kẻ bị định phải như vậyÊphêsô 2:1-4. Ngài đã đến để cứu những ai đi ngang qua đời nầy mà chẳng chút suy nghĩ gì về Đức Chúa Trời hay ý muốn của Ngài. Ngài đã đến để cứu hạng tội nhân hư mất ra khỏi tội lỗi của họ và ra khỏi bản thân họ. Kẻ dốt nát, hạng người giống như Caesar Augustus, là “hễ ai” mà Chúa Jêsus đã đến đặng cứu họ, Rôma 10:13.

I.  Chúng ta bỏ ra ngoài kẻ dốt nát

II.  CHÚNG TA BỎ RA NGOÀI KẺ DỬNG DƯNG

Luca 2:7 giới thiệu cho chúng ta biết một người khác, người nầy là một phần trong truyện tích Giáng Sinh với lời lẽ: “…vì nhà quán không có đủ chỗ ở. Ở các nhà quán thời xưa, có một người làm chủ quán. Người chủ quán lo quan sát nhà quán và thu lấy tiền bạc từ những kẻ đến trọ trong quán của ông ta.

Nhà quán ở Trung Đông xưa không giống như các khách sạn hiện đại của chúng ta. Quán thường là một cái sân rộng, mái bạt dựng lên xung quanh, hay có chỗ trú ẩn khác mà ở đó người ta có thể nằm xuống ngủ lúc ban đêm. Quán cung ứng cho những khách lạ một chỗ an toàn và nghỉ ngơi khi dừng chân ghé lại. Chủ quán sẽ được khách trả tiền cho một chỗ trọ, và bổn phận của ông ta là cung ứng nơi ở với thức ăn, thức uống.

Nhà quán tại thành Bếtlêhem là một nhà quán xưa. Quán cứ hoạt động như thế bao lâu nay. Quán ấy ai cũng biết là “Quán Kim-ham” được đặt tên theo tên của người bạn của Vua David, II Samuên 19:38-40. Giêrêmi đã trọ ở quán ấy khi ông bị bắt dẫn tới Ai cập, Giêrêmi 41:17.

Khi Giôsép đến tại nhà quán ở thành Bếtlêhem với Mary đang có thai, chủ quán xua họ đi vì nhà quán đã đầy ắp với khách lạ. Lời lẽ của ông ta nói với họ khi ông ta xua họ đi cho họ biết chẳng còn có chỗ trống nữa. Nhưng, điều đó có đúng không? Còn về căn phòng của ông ta thì sao? Ông ta có thể cung ứng cho Mary và Giôsép căn phòng của mình để trọ tạm trong đêm. Ông ta có thể, nhưng ông ta là người dửng dung đối với nhu cần của họ. Như một tư tưởng đến sau, ông ta chỉ cho họ cái hang, chỗ mà mấy con thú bị cột ở đó. Có lẽ họ có thể tìm chỗ trọ cho mình ở đó.

Sự thực là, chủ quán nầy không chút cảm động về Mary và về nhu cần của nàng. Ông ta dửng dung trước sự thực chương trình thiêng liêng của Đức Chúa Trời đã khiến ông ta mặt đối mặt với Đấng Cứu Thế của nhân loại, và không chút suy nghĩ, ông ta đã xua Ngài đi.

Chủ quán đã rất dửng dung trong đêm đó, nhưng ông ta là một phần trong truyện tích Giáng Sinh giống như bao người khác có mặt ở đó. Chúng ta thường không nhắc đến ông ta, song ông ta cũng cần phải được kể đến nữa.

Thế giới của chúng ta đầy dẫy với nhiều người giống như chủ nhà quán nầy. Quán đầy dẫy với những con người luôn bận rộn với cuộc sống, với bản thân họ, họ chẳng có chút thì giờ nào dành cho ai cả, cho bất cứ chuyện gì khác. Khi họ nghe Tin Lành, họ rất dửng dưng với Tin Lành. Họ không quan tâm đến Đức Chúa Trời, đến Đức Chúa Jêsus Christ, hay Tin Lành ân điển. Họ nghĩ tới những việc đó, thì chẳng có việc gì phải làm với họ cả, hay với cuộc sống mà họ đang sống. Họ lắng nghe phần làm chứng của chúng ta và chẳng chút cảm động. Họ đi ngang qua nhà thờ của chúng ta mà chẳng chút suy nghĩ với những gì chúng ta đang làm hay với Đức Chúa Trời mà chúng ta đang hầu việc.

Họ không biết rằng Đức Chúa Jêsus Christ cũng đã chịu chết cho hạng người dửng dưng kia nữa. Ngài chịu chết cho chính những người ít quan tâm đến Ngài. Ngài chịu chết cho hạng người bận rộn, hạng người lấy cái tôi làm trọng. Ngài chịu chết cho những người không thể nhìn thấy quá cái sóng mũi của họ. Ngài chịu chết cho bạn đấy!

Khi Chúa Jêsus đến: Ngài đã đến trong xứ mình, song dân mình chẳng hề nhận lấy Giăng 1:11. Nhưng, dù gì đi nữa thì Ngài đã đến. Ngài đã đến và Ngài đã chịu chết. Ngài đã chịu chết để cứu kẻ dửng dưng ra khỏi tội lỗi của họ, và ra khỏi cái tôi của họ. Họ là một phần trong “hễ ai”, Chúa Jêsus đã chịu chết vì họ. Chúa Jêsus đã chịu chết cho kẻ dửng dưng! Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống Giăng 7:37. Nếu kẻ dửng dưng nghe theo Ngài, rồi đến cùng Ngài, họ sẽ được cứu, Giăng 6:37.

I.  Chúng ta bỏ ra ngoài kẻ dốt nát
II.  Chúng ta bỏ ra ngoài kẻ dửng dưng

III.  CHÚNG TA BỎ RA NGOÀI KẺ HOÀI NGHI
Luca 2:15-18 giới thiệu cho chúng ta một nhóm người khác, họ bị bỏ ở ngoài bối cảnh Giáng Sinh từng năm một. Mấy gã chăn chiên đã nghe thấy sứ điệp của các thiên sứ rồi họ ra đi, nhanh như có thể được, đến thành Bếtlêhem để nhìn xem Con Trẻ Jêsus. Khi họ nhìn thấy Ngài, họ đã tin theo sứ điệp của thiên sứ, và đã thờ lạy Chúa, họ trở về với bầy chiên của họ.

Khi mấy gã chăn chiên nầy trên đường trở lại với vùng đồi núi với bầy chiên của họ, họ nói với mọi người họ gặp gỡ về con trẻ nằm trong máng cỏ và về sứ điệp của các thiên sứ. Câu 18 chép rằng ai nấy nghe câu chuyện “đều lấy làm lạ”. Cụm từ nầy ý nói “thấy có ấn tượng, hay lạ lùng”. Cụm từ nầy mang ý tưởng nói tới việc “rất đỗi ngạc nhiên” bởi việc gì đó. Các tin tức mà mấy gã chăn chiên đã nói đã khiến mấy cái miệng phải há hốc ra kinh ngạc khi họ rời đi!

Họ đã lấy làm lạ vì mấy gã chăn chiên bẩn thỉu, dơ bẩn đang đi qua các đường phố Bếtlêhem ngợi khen Đức Chúa Trời và đã rao giảng về sự đến của Đấng Mêsi. Người nào nghe thấy câu chuyện đều lầy làm lạ! “Đấng Mêsi đã ra đời tại thành Bếtlêhem? Ngài đã đến như một con trẻ, và Ngài đã đến đó trong chiếc máng cỏ ư?” Đó là loại sự việc mà có lẽ họ đã kháo nhau trong đêm ấy.

Họ đã nghe câu chuyện, rồi câu chuyện ấy gây ấn tượng trên họ, nhưng họ không hề ra đi đặng nhìn xem coi chuyện ấy có thật hay không!?! Buồn thay! Đấng Cứu Thế của thế gian đã ở rất gần, và họ không đến với Ngài để tận mắt mình trông thấy.

Một lần nữa, điều nầy mô tả rất nhiều người trong chính thế giới của chúng ta. Chúng ta rao giảng Tin Lành. Chúng ta nói cho thế gian biết rằng Chúa Jêsus yêu thương họ. Thế là họ nghe sứ điệp, và họ nhìn thấy nhiều đời sống được thay đổi nơi những người đạt tới chỗ nhìn biết Chúa, nhưng họ không hề tìm biết cho chính mình. Họ bỏ qua hết cơ hội nầy đến cơ hội khác không đích thân mình gặp gỡ Chúa. Có thể họ quá bận rộn. Có thể họ quá rối reng với cuộc sống. Có thể họ e sợ cái giá phải trả. Bất cứ lý do nào của họ, họ đã bỏ sót việc tốt nhứt mà Chúa đã từng làm cho họ. Họ đã bỏ qua không gặp gỡ Thân Vị duy nhứt là Đấng có thể cứu vớt linh hồn của họ.

Chúa Jêsus đã đến vì hạng người thể ấy. Ngài đã đến vì hạng người quá bận rộn đó, và vì quá rối reng trong chính cuộc sống của họ đến nỗi không đến với Ngài được. Ngài đã chịu chết để cứu hạng người thể ấy. Câu chuyện nói tới viên quan trẻ tuổi giàu có minh chứng sự ấy. Mác 10:17-21 thuật lại câu chuyện nói tới chàng thanh niên chạy đến với Chúa Jêsus tìm kiếm những giải đáp về mặt thuộc linh. Chúa Jêsus đã mô tả rất rõ ràng cái giá của việc bước theo Ngài và người chạy đến gặp Chúa Jêsus đã xây đi nơi khác. Ở câu 21 của câu chuyện đó, Kinh Thánh chép rằng Chúa Jêsus vốn “yêu mến người”. Ơn cứu rỗi đang sẵn có cho chàng thanh niên ấy, song chàng ta không bằng lòng trả giá. Sứ điệp dường hấp dẫn quá, còn cái giá thì không.

Mỗi lần bạn nghe một bài giảng, Đức Chúa Trời đang đi ngang qua gần bạn lắm đấy. Mỗi lần một Cơ đốc nhân mời bạn đến để bạn được cứu rỗi, Đức Chúa Trời đang đi ngang qua đấy. Mỗi lần bạn cảm thấy Ngài kéo bạn đến với Ngài, Ngài đang đi ngang qua. Đừng xem nhẹ những lần mời gọi thiên thượng nầy nhé.

Các tin tức nói rằng Đức Chúa Trời yêu thương bạn có thể gây ấn tượng cho bạn, nhưng nó sẽ chẳng cứu được bạn cho tới chừng bạn nhơn đức tin hướng tới Ngài. Sứ điệp Tin Lành nói tới sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ sẽ khiến cho bạn lấy làm lạ nơi tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho hạng tội nhân, nhưng nó không cứu được bạn cho tới chừng nào bạn chịu tin theo. Đấy là lý do tại sao Kinh Thánh chép:Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va đang khi mình gặp được; hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần! Êsai 55:6.

Vì vậy, tôi mời bạn hãy thôi đừng lấy làm lạ nơi sứ điệp nữa. Tôi mời bạn đến với Đức Chúa Jêsus Christ để được cứu hôm nay. Bạn là lý do tại sao Ngài đã đến, tại sao Ngài chịu chết, và tại sao Ngài đã sống lại. Nếu bạn chịu tiếp nhận Ngài, Ngài sẽ cứu bạn bởi ân điển của Ngài. Sự khác biệt giữa Thiên Đàng và Địa Ngục có thể là rất đơn sơ giống như sự khác biệt giữa việc có ấn tượng bởi Tin Lành và việc tin theo Tin Lành ấy.Hai người trả lời rằng: Hãy tin Đức Chúa Jêsus, thì ngươi và cả nhà đều sẽ được cứu rỗi Công Vụ các Sứ Đồ 16:31.

I.  Chúng ta bỏ ra ngoài kẻ dốt nát
II.  Chúng ta bỏ ra ngoài kẻ dửng dưng
III.  Chúng ta bỏ ra ngoài kẻ hoài nghi

IV.  CHÚNG TA BỎI RA NGOÀI KẺ TỰ XƯNG CÔNG BÌNH
Bằng cách sử dụng cái nhãn “tự xưng công bình”, tôi đang đề cập tới các cấp lãnh đạo tôn giáo trong thời ấy, họ vốn mù loà trước sự việc Chúa Jêsus là ai. Họ vốn mù loà trước sự thực, là họ đã thất bại không nhìn thấy việc ấy khi họ đã nom thấy việc ấy bằng chính con mắt của mình.

Thí dụ, lấy một rabi tại thành Bếtlêhem, là người đã làm phép cắt bì cho Chúa Jêsus khi Ngài được 8 ngày tuổi, Luca 2:21. Nhân vật tôn giáo nầy đã đặt tay mình lên Đấng Christ, Đấng Mêsi của người Do thái và ông ta đã thất bại không công nhận Ngài. Cũng hãy xem các “thầy tế lễ cả và thầy thông giáo” mà Vua Hêrốt đã cho triệu tập ở Mathiơ 2. Khi mấy thầy bác sĩ đến tại thành Jerusalem, khi đi theo một ngôi sao mà họ nói đã dẫn đường cho họ đến tại chỗ họ sẽ tìm thấy “vua của dân Giuđa”, Hêrốt đã cho đòi các cấp lãnh đạo tôn giáo lại rồi hỏi họ nơi “Đấng Christ sẽ ra đời”, Mathiơ 2:4-6. Họ đã trưng dẫn từ Michê 5:1 rồi nói rằng Đấng Mêsi sẽ chào đời tại thành Bếtlêhem.

Mấy người nầy đã lấy làm lạ! Họ có trong tay và trong trí chính Lời của Đức Chúa Trời. Họ có ở trước mặt họ là một nhóm người từ một chốn xa xăm, họ đã đi hàng trăm dặm theo một ngôi sao mà họ nói đã dẫn đường họ đến nơi chào đời của Đấng Mêsi người Do thái. Đồng thời, một ngôi sao cũng là một phần trong lời tiên tri của người Do thái, Dân số ký 24:17. Tuy nhiên, mấy người nầy đã không bận rộn với tôn giáo của họ đến nỗi họ không đi 5 dặm từ thành Jerusalem đến thành Bếtlêhem để xem coi không biết Đấng Mêsi có thật hay không!?!. Họ lấy làm thoả mãn với tôn giáo của họ và ở chỗ họ tin họ đang đứng với Đức Chúa Trời. Trong lý trí của họ, họ đã đạt tới đỉnh cao thành công thuộc linh và họ chẳng cần biết điều chi khác nữa. Đối với tôi, dường như là họ đang phát biểu: “Nếu đây là Đấng Mêsi, hãy để Ngài đến cùng chúng ta!” Nhiều năm sau đó, Ngài đã đến với họ. Khi Ngài đến, họ cũng đã từ chối không chịu tin theo Ngài.

Các cấp lãnh đạo tôn giáo người Do thái tự xưng công bình nầy đúng là một phần trong truyện tích Giáng Sinh y như mấy gã chăn chiên, các thiên sứ và mấy thầy bác sĩ. Họ nhắc cho chúng ta nhớ có nhiều người trong thế giới của chúng ta, họ có: “…bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đóII Timôthê 3:5. Họ nhắc cho chúng ta nhớ đến nhiều người đến với các nhà thờ; trưng dẫn những lời cầu nguyện của chúng ta; đã bước qua nước của phép báptêm, tuy nhiên lại chẳng có mối quan hệ làm thay đổi đời sống, chìm đắm trong tội lỗi, thay đổi đời đời với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ. Chúa Jêsus đã chịu chết cho hạng người thể ấy! Ngài đã chịu chết vì hạng người tôn giáo tự xưng công bình, họ tưởng họ sống tốt đủ bằng sức riêng của họ. Ngài đã chịu chết để giải cứu kẻ bị dối gạt ra khỏi sự dối trá của họ. Ngài đã chịu chết để buông tha cho họ được tự do khỏi bóng tối tăm và vòng nô lệ thuộc linh của họ.

Hãy xem Saulơ người Tạtsơ kìa. Ông là một con người rất tôn giáo, Philíp 3:4-6. Ông là một người Do thái rất sốt sắng, đi rất xa để bắt bớ những Cơ đốc nhân và buộc họ phải chết vì đức tin của họ đặt nơi Chúa Jêsus, Công Vụ các Sứ Đồ 8:1-3; 9:1-2. Bất chấp sự sốt sắng của ông, bất chấp sự thanh sạch tôn giáo của ông, bất chấp cơ nghiệp Do thái không vết của ông, và bất chấp ông đã tuân giữ luật pháp đến cở nào, Saulơ người Tạtsơ là một tội nhân bị hư mất đã hướng tới Địa Ngục. Ông không thể nhìn thấy việc ấy vì thái độ tự xưng công bình của ông đã làm cho ông phải mù loà trước tình trạng hư mất của ông. Khi Đức Chúa Trời mở mắt ông ra trên con đường đến thành Đamách, Công Vụ các Sứ Đồ 9:1-9, Saulơ người Tạtsơ đã sấp mình xuống trước mặt Đức Chúa Jêsus Christ và đã được cứu. Đây là lời chứng của ông: Ta cảm tạ Đấng ban thêm sức cho ta, là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta, về sự Ngài đã xét ta là trung thành, lập ta làm kẻ giúp việc; ta ngày trước vốn là người phạm thượng, hay bắt bớ, hung bạo, nhưng ta đã đội ơn thương xót, vì ta đã làm những sự đó đang lúc ta ngu muội chưa tin. Ân điển của Chúa chúng ta đã dư dật trong ta, với đức tin cùng sự thương yêu trong Đức Chúa Jêsus Christ. Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy; trong những kẻ có tội đó ta là đầu I Timôthê 1:12–15.

Hãy chú ý thể nào Phaolô không nhắc tới các thành tựu của ông. Hãy chú ý thể nào ông không nhắc tới những gì mà nhiều người xem là một danh sách những điều đáng khen ngợi. Phaolô đã đạt tới chỗ nhận biết mình là một tội nhân. Khi ông biết như thế, ông đã ăn năn và Đức Chúa Trời đã cứu vớt linh hồn ông.

Có nhiều người trong thế giới của chúng ta cần phải nhận biết y như thế. Có nhiều người đã tin trong lòng rằng họ đã làm hoà với Đức Chúa Trời khi họ hãy còn hư mất trong tội lỗi. Chúa Jêsus đã chịu chết để cứu hạng người tự xưng công bình ra khỏi tôn giáo của họ. không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh Tít 3:5. Ơn cứu rỗi không đến qua việc làm lành đâu, Êphêsô 2:8-9. Ơn ấy đến bởi trước tiên nhận biết rằng chẳng có điều lành nơi chúng ta, Rôma 3:10-18. Ơn ấy đến bằng cách nhận biết rằng Chúa Jêsus, trong sự chết của Ngài trên thập tự giá, đã làm hết những gì chúng ta không thể làm được. Ngài đã mở ra một con đường đến với Đức Chúa Trời cho hết thảy những ai chịu tin nơi Ngài, Rôma 10:9, 13. Khi chúng ta tin, chúng ta được cứu rỗi, Công Vụ các Sứ Đồ 16:31.

Tôi mời bạn gạt qua một bên thái độ tự xưng công bình của bạn. Bạn không tốt đủ để được lên Thiên Đàng nhờ sức riêng của bạn đâu. Bạn cần đến Chúa Jêsus. Hãy đến với Ngài và được cứu. Đấy là sứ điệp của Lễ Giáng Sinh!

I.  Chúng ta bỏ ra ngoài kẻ dốt nát
II.  Chúng ta bỏ ra ngoài kẻ dửng dưng
III.  Chúng ta bỏ ra ngoài kẻ hoài nghi
IV.  Chúng ta bỏ ra ngoài kẻ tự xưng công bình

V. CHÚNG TA BỎ RA NGOÀI KẺ ÁC

Người khác nữa không bao giờ nhìn thấy bối cảnh Chúa Giáng Sinh, tuy nhiên họ thuộc về nơi đó cũng y như bao người khác là Vua Hếrốt. Cùng với Hêrốt trong bối cảnh Chúa Giáng Sinh sẽ là những tên lính, họ diễu hành vào thành Bếtlêhem rồi giết hết các con trẻ quí báu, vô tội.

•  Vua Hêrốt, cũng được biết là Hêrốt Đại đế, là một người gian ác.
•  Ông ta là kẻ có nửa dòng máu Êđôm và nửa dòng máu Do thái. Là một kẻ nửa là dân Ngoại, nửa là Do thái, người Do thái chẳng ưa thích ông ta.
•  Ông ta là một vị vua, nhưng ông ta đã ở dưới quyền điều khiển của Hoàng đế Lamã.
•  Trong một nỗ lực để lấy lòng người Do thái, và để duy trì hoà bình trong vương quốc, ông ta để ra 46 năm, và một lượng lớn tiền bạc biến Đền Thờ của người Do thái thành một chốn xinh đẹp và rực rỡ.
•  Vua Hêrốt cũng là một kẻ rất gian ác. Ông ta đã giết chết vợ con vì ông ta tưởng họ sẽ đoạt lấy quyền bính của ông ta. Khi đến lúc ông ta sẽ chết, ông ta đã ra lịnh hành quyết 70 cấp lãnh đạo tôn giáo Do thái khi ông ta chết. Ông ta đã làm thế để người ta khóc than khi ông ta qua đời.

Đây là một tên giết người, rất là gian ác, chuyên lấy cái tôi mình làm trọng mà mấy thầy bác sĩ đến gần để tìm nhân vật mà họ gọi là “Vua dân Giuđa”. Hêrốt căn dặn họ tìm ra câu trả lời và báo cho ông ta biết sau đó, Mathiơ 2:1-8. Ông ta đã đưa mấy thầy bác sĩ đến thành Bếtlêhem để tìm con trẻ nầy mà họ cho là sự ứng nghiệm lời tiên tri đời xưa. Ông ta bảo họ nhắn lại cho ông ta biết để ông ta có thể đến mà “thờ lạy” chính vị vua nầy nữa. Mọi dự tính thành thật của Hêrốt đã bị tỏ ra khi mấy thầy bác sĩ xây sang hướng khác mà đi. Trong cơn giận dữ, ông ta đã sai binh lính của mình đến thành Bếtlêhem với những lời dặn dò phải giết từng đứa trẻ từ hai tuổi sấp xuống, Mathiơ 2:16-18. Đồng thời, bối cảnh Giáng Sinh đã bao gồm luôn mấy tên lính nữa!

Đây là một người có lòng ganh tỵ về địa vị và quyền lực của mình đến nỗi ông ta bằng lòng giết con trẻ vô tội chỉ để giúp ông ta duy trì quyền lực và địa vị ấy mà thôi. Đúng là một thảm hoạ!

Tuy nhiên, thế giới của chúng ta cũng đầy dẫy với hạng người độc ác, lấy cái tôi làm trọng. Họ cần phải nhìn biết rằng Chúa Jêsus đã chịu chết để cứu vớt họ.
Ngài đã đến với thế gian nầy để sống và để chịu chết hầu cho kẻ ác có thể được giải cứu ra khỏi điều ác của họ.

•  Chúa Jêsus đã chịu chết vì hạng người giống như Vua Hếrốt và những tên lính đã tuân theo mạng lịnh của ông ta!
•  Ngài chịu chết vì những kẻ phá thai.
•  Ngài chịu chết vì những kẻ giết người hàng loạt.
•  Ngài chịu chết vì những kẻ giết người.
•  Ngài chịu chết vì những kẻ say sưa, nghiện ma túy, đồng tính, và trộm cướp.
•  Ngài chịu chết vì hạng người không có lòng thương xót, họ làm mọi sự trong quyền lực của họ để giữ những thứ mà họ đang hiện có.
•  Ngài chịu chết vì hạng người đạp lên người khác để có được những thứ họ mong muốn.
•  Ngài chịu chết vì những kẻ không quan tâm đến những cảm xúc hay nhu cần của người khác.
•  Ngài chịu chết vì hạng người có lòng thù hận mà chúng ta rùng vai với mỗi ngày.
•  Ngài chịu chết vì hạng người tội lỗi, gian ác, họ làm mọi điều họ ưa thích mà chẳng nghĩ đến ai khác cả.
•  Chúa Jêsus đã chịu chết vì hạng người như Adam Lanza, là kẻ đã bước vào ngôi trường kia ở Connecticut tuần nầy rồi giết 20 em học mẩu giáo và 6 người lớn.
•  Chúa Jêsus đã chịu chết cho các thuộc viên của Hội thánh Báptít Westboro, họ phản kháng ở các lễ tang rồi trương khẫu hiệu nói: “Đức Chúa Trời ghét lao động” và “Cảm tạ Đức Chúa Trời vì binh lính tử trận”. Họ vốn gian ác như những kẻ lấy đi mạng sống của nhiều người khác, song Chúa Jêsus đã chịu chết vì họ.
•  Ngài đã chịu chết vì những kẻ chẳng nghĩ đến ai khác trừ ra bản thân họ.
•  Ngài đã chịu chết vì những nhà chính trị, các tay chủ nhà băng, và những kẻ thuộc thị trường chứng khoán.
•  Ngài đã chịu chết vì những giáo sư, những nhà thầu xây dựng và các tài xế xe tải.
•  Ngài đã chịu chết vì các vị Mục sư, Chấp sự, và các giáo viên Lớp Trường Chúa Nhật.
•  Đức Chúa Jêsus Christ đã chịu chết vì hạng tội nhân, và bao gồm từng người một đã từng hay sẽ từng sống.
•  Chúa Jêsus đã chịu chết vì bạn!

•  Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người Mác 10:45.
•  “Vả trước hết tôi đã dạy dỗ anh em điều mà chính tôi đã nhận lãnh, ấy là Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh; Ngài đã bị chôn, đến ngày thứ ba, Ngài sống lại, theo lời Kinh Thánh I Côrinhtô 15:3–4.
•  Thật vậy, khi chúng ta còn yếu đuối, Đấng Christ đã theo kỳ hẹn chịu chết vì kẻ có tội. Vả, họa mới có kẻ chịu chết vì người nghĩa; dễ thường cũng có kẻ bằng lòng chết vì người lành. Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết. Huống chi nay chúng ta đã nhờ huyết Ngài được xưng công bình, thì sẽ nhờ Ngài được cứu khỏi cơn thạnh nộ là dường nào! Rôma 5:6–9.

Thế giới của chúng ta đầy dẫy với hạng người gian ác, Rôma 3:23. Chúa Jêsus đã bước vào thế giới nầy để chịu chết cho hạng người gian ác! Ngài đã đến để chịu chết vì chúng ta!

Phần kết luận: Chương trình Lễ Giáng Sinh hàng năm của chúng ta là tối nay. Tôi hy vọng bạn sẽ có mặt ở đây. Là một phần trong chương trình đó, tôi mong rằng sẽ có một cảnh Chúa Giáng Sinh. Tôi dám chắc chúng ta biết rõ sẽ có bối cảnh ấy. Giờ đây, chúng ta cũng nhận biết ai sẽ không có mặt ở đó. Chúng ta sẽ kể tới những người chúng ta nghĩ đáng phải có mặt ở đó. Chúng ta sẽ kể đến những ai đến thờ lạy Chúa chúng ta khi Ngài chào đời. Chúng ta sẽ bỏ đi phần còn lại. Trong thực tế, chúng ta sẽ bỏ đi chính bản thân mình!

Nếu chúng ta có mặt ở đó trong đêm Ngài ra đời, sự thực là, chúng ta sẽ không biết đến Ngài giống như bao người khác đã không nhìn biết. Chúng ta sẽ xây lỗ tai điếc đối với sự vui mừng của mấy gã chăn chiên. Chúng ta sẽ không bước theo mấy thầy bác sĩ đến thờ lạy con trẻ. Chúng ta đã lắng nghe câu chuyện của họ, có thể, nếu chúng ta có thì giờ hay ưa thích. Chúng ta thấy có ấn tượng, thậm chí có thể lấy làm lạ nữa, nhưng chúng ta đã không đến đặng thờ lạy Ngài.

Tại sao chứ? Vì chúng ta là hạng tội nhân! Theo tự nhiên, vì chúng ta bị hư mất trong sự tối tăm và ưa mến sự tối tăm thay vì sự sáng. Nhưng, tôi vui sướng nói cho bạn biết rằng Chúa Jêsus đã chịu chết vì hạng người như chúng ta đây. Ngài chịu chết để giải cứu chúng ta ra khỏi sự tăm tối của chúng ta. Ngài chịu chết để cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của chúng ta.

Nếu hôm nay tôi có thể trở lại với chiếc máng cỏ, với sự nhìn biết những gì tôi đang nhận biết lúc bây giờ, tôi sẽ đến với Ngài, và tôi sẽ sấp mình xuống trước mặt Con Trẻ ấy rồi thờ lạy Ngài là Đức Chúa Trời. Nhưng, sở dĩ như thế là vì tôi đã nhận biết Ngài là ai kìa. Hãy xoay đồng hồ trở lại ba mươi năm, và nếu bạn đã gặp tôi khi đó, bạn sẽ gặp một tội nhân hư mất chẳng biết gì đến Đức Chúa Trời. Hãy đưa chàng trai trẻ ấy đến với máng cỏ, và có lẽ chàng tay ngảnh mặt đi mà chẳng chút nghĩ suy gì đến sự thờ lạy Con Trẻ đó.

Đấy là lý do tại sao tôi vui sướng khi Chúa Jêsus đã đến với thế gian nầy vì một số kẻ chăn chiên và mấy thầy bác sĩ. Tôi vui sướng khi Ngài đã đến vì hạng người giống như bạn và tôi. Ngài đã đến vì hạng người chẳng muốn làm một việc gì với Ngài cả. Ngài đã đến vì chúng ta. Ngài đã chịu chết vì chúng ta. Và Ngài sẽ cứu chúng ta nếu chúng ta chịu đến với Ngài.

Có phải bạn cần được cứu hôm nay không? Có phải bạn nhìn thấy cái tôi của mình trong đám đông luôn luôn bị bỏ ở ngoài bối cảnh Chúa Giáng Sinh không? Nếu đúng như vậy, hãy đến với Chúa Jêsus hôm nay đi. Ngài yêu thương bạn đấy. Ngài đã chịu chết để cứu bạn và Ngài sẽ cứu bạn, nếu bạn chịu đến với Ngài.

Nếu bạn nhận biết Ngài, tại sao không cảm tạ Ngài vì đã ngự đến để sau cùng bạn sẽ hiểu rõ Lễ Giáng Sinh thực sự muốn nói tới điều gì?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét